Giám đốc xin thôi chức để chống tiêu cực

Dù là đất bị cấm xây dựng, nhưng nhiều nhà xưởng kiên cố vẫn mọc lên trong khu đất của Cty Chèm
Dù là đất bị cấm xây dựng, nhưng nhiều nhà xưởng kiên cố vẫn mọc lên trong khu đất của Cty Chèm
TP-  Được cử về làm giám đốc doanh nghiệp, ngay những ngày đầu kỹ sư Phạm Đình Thái phát hiện hàng loạt sai phạm của lãnh đạo hội đồng quản trị. Ông xin thôi chức để toàn tâm chống tiêu cực. Chuyện xảy ra tại Cty Cổ phần Sản xuất và Dịch vụ du lịch Chèm (sau đây gọi là Cty Chèm).

>> Bài 11: Hậu trường những vụ bắt quan tham

Dù là đất bị cấm xây dựng, nhưng nhiều nhà xưởng kiên cố vẫn mọc lên trong khu đất của Cty Chèm
Dù là đất bị cấm xây dựng, nhưng nhiều nhà xưởng kiên cố vẫn mọc lên
trong khu đất của Cty Chèm.


Không thỏa hiệp tiêu cực

Tháng 5-2006, trước những vấn đề bê bối, phức tạp của Cty Chèm trong quản lý, sử dụng đất ở khu bãi ven sông Hồng (thuộc xã Liên Mạc, Từ Liêm, Hà Nội), Tổng Cty Lâm nghiệp Việt Nam (VINAFOR) bổ nhiệm kỹ sư Phạm Đình Thái (khi đó đang là Giám đốc Cty Cơ điện Thăng Long) về Cty Chèm làm giám đốc.

Khi đó, tài sản lớn nhất của Cty Chèm là bãi đất 85.000m2 của Nhà nước giao, vừa thuận lợi giao thông vận chuyển, vừa làm kho chứa vật liệu, bến cát, sản xuất mặt hàng xây dựng, và cả làm khu du lịch sinh thái. Giá Nhà nước cho Cty thuê chỉ gần 5.000 đồng/m2/năm. Nhậm chức, ông Thái đưa cả vốn, tài sản của Cty Cơ điện Thăng Long, trị giá khoảng 7 tỷ đồng, hùn vào đầu tư cùng Cty Chèm.

Nhưng sau khi tiếp nhận mặt bằng, tài liệu, hồ sơ Cty Chèm, ông Thái phát hiện một nhóm người trong HĐQT của Cty này đã trục lợi thông qua việc băm nhỏ khu đất cho nhiều Cty khác thuê lại với giá cao hơn giá Nhà nước cho thuê từ 2 đến 4 lần. Khu đất này chính là điểm trọng yếu về đê điều của Thủ đô. Vị trí đất được quy hoạch là vùng thoát lũ quan trọng cho Hà Nội.

Kỹ sư Phạm Đình Thái
Kỹ sư Phạm Đình Thái.

Tuy nhiên, lãnh đạo cũ của Cty đã cho nhiều doanh nghiệp khác thuê, xây những tòa nhà lừng lững, có khu nhà xưởng cao tới 9m. Có đơn vị thuê làm trung tâm dạy lái xe... Theo tính toán, mỗi năm Cty Chèm thu được hàng tỷ đồng từ việc cho thuê lại diện tích đất trên.

Không thể diễn tiếp trò chơi nguy hiểm của những người cũ, tháng 8-2007, ông Thái làm báo cáo gửi VINAFOR và HĐQT Cty Chèm nhằm khuyến cáo và đưa ra giải pháp sửa sai, ông Thái nêu: Cty Chèm đã mang đất của Nhà nước cho hàng loạt đơn vị khác thuê lại (tính đến năm 2010 đã có tới 14 đơn vị, công ty đến thuê). Việc này là sai phạm nghiêm trọng. Cty Chèm gần như không còn hoạt động sản xuất, kinh doanh gì ngoài việc cho thuê lại đất để kiếm lời. Những đơn vị, công ty đến thuê đã cho xây dựng nhà xưởng rất kiên cố, trên chính vùng đất thoát lũ cấm xây dựng, đe dọa nghiêm trọng tới an toàn đê nếu có lũ lớn.

“Chân đê tại đây lỏng và là điểm xung yếu, bãi đất bên ngoài đê lồi lên tạo hốc xoáy lớn khi lũ về, chính vì vậy đây là điểm thoát lũ quan trọng. Chính những công trình kiên cố này càng tạo nên vùng xoáy lớn khiến đê có thể ục vỡ, cực kỳ nguy hiểm” - Kỹ sư Phạm Đình Thái phân tích.

Tuy nhiên, báo cáo của ông Thái không được xử lý. Nhiều lần, ông Thái gửi văn bản, báo cáo lên Thanh tra Chính phủ, Bộ NN&PTNT, UBND TP Hà Nội, VINAFOR… nhưng công văn đi, lại quay về UBND huyện Từ Liêm, rồi lại được giao cho chính quyền xã Liên Mạc kiểm tra, xử lý. Rốt cục, vụ việc giậm chân tại chỗ, không ai xử lý. Không chịu được sự im lặng đáng sợ, ông Thái viết đơn xin thôi chức giám đốc cuối năm 2007.

Ai xử lý?

Theo tìm hiểu của phóng viên, đất Cty Chèm đang quản lý được cho thuê thông qua hợp đồng “năm một” (được gia hạn, ký lại sau một năm thuê, nhưng lại kèm một số thỏa thuận ngầm đồng ý cho thuê lâu dài). Chính vì vậy, các đơn vị đã ồ ạt đầu tư cơ sở hạ tầng, xây dựng kiên cố.

Bản thân Cty Cơ điện của ông Thái khi lập mặt bằng ở đây (được thuê hơn 3.000m2) cũng trong tình trạng tương tự. Dù đã đầu tư lớn nhưng phát hiện sai phạm nên ông đã tự cho tháo dỡ nhà xưởng, còn các đơn vị khác thì vẫn tiếp tục gia cố hạ tầng vững chắc. Đến nay, thực tế không đơn vị nào có hợp đồng thuê đất còn thời hạn, nhưng hầu hết vẫn tọa chân làm ăn. Tiền thuê đất thì vẫn nộp cho Cty Chèm.

Sau khi ông Thái được cấp trên đồng ý cho thôi chức, phần nhà xưởng còn lại của Cty cơ điện Thăng Long lập tức bị lãnh đạo Cty Chèm cắt điện. Cty của ông Thái tê liệt. Máy móc bị đắp chiếu, công nhân mất việc làm vài năm nay. Không thỏa hiệp với cái sai vô cớ, nhưng ông hiểu đó là thủ đoạn mà một nhóm người trong HĐQT Cty Chèm tìm cách hại ông.

"Tại kỳ họp Quốc hội gần đây nhất, đại biểu Nguyễn Đình Xuân cũng chất vấn Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Cao Đức Phát về những nội dung ông Thái phản ánh, nhận được trả lời “sẽ tiến hành kiểm tra”. Nhưng bao giờ kiểm tra, xử lý thì không ai biết!?"

Thanh tra ngành Điện lực vào cuộc, kết luận Cty Chèm có hàng loạt sai phạm trong quản lý, sử dụng điện.

Ông Thái cũng không ngần ngại vạch rõ việc Cty Chèm đang cho các đơn vị khác mua điện với giá cao (tăng thêm 600đồng/KWh) để rồi ngoài việc Cty này bù tiền điện xài “miễn phí”, còn được lấy chênh lệch từ giá bán điện cho các đơn vị khác tới gần 10 triệu đồng/tháng.

Từ tháng 9-2009, sau khi nhận đơn tố cáo của ông Thái, UBND TP Hà Nội đã chỉ đạo Sở TN&MT và UBND huyện Từ Liêm kiểm tra, xác minh và báo cáo lên TP, song đến nay vẫn chưa rõ kết quả!?

Chi cục Đê điều và Phòng chống lụt bão Hà Nội cũng đã xác lập bằng biên bản ghi nhận những sai phạm của Cty Chèm đối với vùng thoát lũ cấm xây dựng, và buộc các đơn vị đang thuê đất tại Cty Chèm phải tháo dỡ phần công trình vi phạm, nhưng nay hầu hết vẫn chưa được thực hiện.

MỚI - NÓNG
Hoa hậu Ngọc Hân học thạc sĩ
Hoa hậu Ngọc Hân học thạc sĩ
TPO - Hoa hậu Ngọc Hân vừa nhận tin trúng tuyển với số điểm 14, xếp thứ 5 trong số các học viên của chuyên ngành Lý luận và Lịch sử Mỹ thuật ứng dụng Việt Nam.