Vì sao chưa chuyển đổi được mét vuông nào?

Việc chuyển đổi đất nông nghiệp xen kẹt trong dân cư thành đất ở tại Hà Nội vẫn được coi là lĩnh vực dễ phát sinh tiêu cực - Ảnh chụp tại quận Đống Đa Ảnh: N.Q
Việc chuyển đổi đất nông nghiệp xen kẹt trong dân cư thành đất ở tại Hà Nội vẫn được coi là lĩnh vực dễ phát sinh tiêu cực - Ảnh chụp tại quận Đống Đa Ảnh: N.Q
TP - Sau hơn một năm thực hiện Quyết định 121 của TP Hà Nội về chuyển đổi đất ao vườn liền kề và xen kẹt trong khu dân cư thành đất ở, Hà Nội vẫn chưa chuyển đổi được mét vuông nào.
Việc chuyển đổi đất nông nghiệp xen kẹt trong dân cư thành đất ở tại Hà Nội vẫn được coi là lĩnh vực dễ phát sinh tiêu cực - Ảnh chụp tại quận Đống Đa Ảnh: N.Q
Việc chuyển đổi đất nông nghiệp xen kẹt trong dân cư
thành đất ở tại Hà Nội vẫn được coi là lĩnh vực dễ phát sinh tiêu cực.
Ảnh chụp tại quận Đống Đa. Ảnh: N.Q.

Khung giá nào là hợp lý?

Tháng 12-2009, Hà Nội ban hành Quyết định 121 về chuyển đối đất ao vườn liền kề và đất nông nghiệp xen kẹt trong khu dân cư thành đất ở. Quan điểm của Hà Nội là chống thất thoát nguồn thu ngân sách và hạn chế tiêu cực, bởi trước đây, việc chuyển đổi đất dạng này mang lại lợi nhuận lớn cho người được chuyển đổi và do đó dễ phát sinh tiêu cực.

Thay vì mức tiền phải nộp khi chuyển đổi mục đích trước đây được áp theo khung Nhà nước ban hành hằng năm thì nay người có nhu cầu chuyển đổi phải nộp theo mức giá ngang bằng giá thị trường. Từ đây, câu chuyện triển khai Quyết định 121 hầu như bị kẹt tại các quận huyện.

Giám đốc Văn phòng Đăng ký Đất và Nhà Tây Hồ - Nguyễn Văn Nam, nói: “Ở Tây Hồ có khoảng 2.000 trường hợp thuộc đối tượng điều chỉnh của Quyết định 121 nhưng chúng tôi không thể triển khai. Phần vì quy định người dân phải nộp tiền theo giá thị trường khi chuyển thành đất ở khiến một số không mặn mà, phần vì chính chúng tôi không hiểu được thế nào là giá thị trường. Nếu tính thấp thì Nhà nước bị thất thu, tính cao thì dân không chịu.

"Nhưng nay khi có quy định chính tắc thì họ lại không làm. Rất khó hiểu. Tôi hy vọng không phải vì nếu làm theo Quyết định 121 cán bộ không được lợi gì, nên họ không làm như dư luận đâu đó vẫn đồn thổi" - Một lãnh đạo cấp phòng của Sở TN&MT nói.

Ông Nam cho rằng, quy định áp giá thị trường là bất hợp lý vì chẳng hạn ngay cùng một thửa đất nông nghiệp, Nhà nước lấy một nửa để làm đường, khi đền bù cho dân thì tính theo khung giá ban hành hằng năm (rất thấp), trong khi nửa còn lại dân muốn chuyển thành đất ở, họ lại phải trả tiền cho Nhà nước theo giá thị trường (rất cao).

Ông Trần Văn Chung, Trưởng phòng Tài nguyên & Môi trường (TN&MT) huyện Thanh Trì cho rằng, có 2 lý do khiến Quyết định 121 không khả thi: Ngoài câu chuyện người dân phải nộp tiền sử dụng đất (50% hoặc 100% tùy trường hợp) theo giá thị trường khiến địa phương này lúng túng; nguyên nhân nữa là hầu hết đất nông nghiệp xen kẹt ở Thanh Trì đều được mua đi bán lại nhiều lần.

Theo quy định, người mua và người bán phải cùng địa phương và tham gia sản xuất nông nghiệp thì giao dịch mua bán đó mới hợp pháp, là điều kiện để làm sổ đỏ cho người mua khi họ chuyển đổi thành đất ở. Tuy nhiên, thế nào là “cùng địa phương” thì chịu, “cùng hộ khẩu thường trú tại huyện Thanh Trì, hay cùng hộ khẩu thường trú tại Hà Nội mới được coi là cùng địa phương?”- Ông Chung băn khoăn.

Trong khi đó đại diện Văn phòng Đăng ký Đất và Nhà Từ Liêm còn đưa thêm lý do: Ngay trình tự để người dân nộp hồ sơ thì Quyết định 121 cũng không rõ ràng, chẳng biết người dân nộp từ văn phòng đăng ký đất và nhà hay từ ủy ban nhân dân cấp xã.

Hơn nữa, không thể quy định chung chung đất nông nghiệp xen kẹt như thế được, vì đất nông nghiệp cũng có nhiều hạng (như đất trồng cây lâu năm, đất trồng lúa...). “Việc chuyển đổi loại đất này rất nhạy cảm; nếu cái gì chưa rõ mà cứ làm, sau này thanh tra Bộ về kiểm tra thì chúng tôi chết ”- vị đại diện Văn phòng Đăng ký Đất và Nhà Từ Liêm nói.

“Khi chính tắc thì họ lại không làm”

Tuy nhiên, chỉ có huyện Đông Anh chủ động trước Quyết định 121 của thành phố, cho dù như trên đã nói, họ cũng chưa chuyển đổi được trường hợp nào. Thực tế tháng 4-2010, Phó Chủ tịch UBND huyện Đông Anh -Trần Đình Nam có văn bản gửi UBND TP Hà Nội xin ý kiến chỉ đạo về những vướng mắc khi triển khai Quyết định 121, nhưng rất tiếc đến nay, tức sau 10 tháng vẫn chưa thấy lãnh đạo thành phố hồi âm.

Sốt ruột, Phòng TN&MT tham mưu cho UBND huyện làm dự thảo xin ý kiến từng phòng ban của huyện để tự “hướng dẫn” lại Quyết định 121 của thành phố.

Ông Đỗ Quốc Đính, Phó phòng TN&MT kiêm Giám đốc Văn phòng Đăng ký Đất và Nhà Đông Anh cho biết, dự thảo đang được UBND huyện khẩn trương xin ý kiến và “miễn sao làm đúng, công tâm vì việc chung thì không có gì phải sợ”.

Trao đổi với phóng viên Tiền Phong ngày 15-2, một lãnh đạo cấp phòng của Sở TN&MT Hà Nội tham gia chấp bút Quyết định 121, nói: Quan trọng là tính chủ động của các quận huyện đến đâu. Nếu cho rằng việc xác định thế nào là giá thị trường để áp mức tiền dân phải nộp khi chuyển đổi là khó thì tại sao quận huyện không lập hội đồng xác định khung giá? Trước đây, khi chưa có quyết định kiểu như 121, quận huyện vẫn làm đó thôi, chỉ cần cho xây một cái nhà xác nhận đất đai phù hợp quy hoạch, không có tranh chấp là chuyển đổi thành đất ở được ngay.

“Nhưng nay khi có quy định chính tắc thì họ lại không làm. Rất khó hiểu. Tôi hy vọng không phải vì nếu làm theo Quyết định 121 cán bộ không được lợi gì, nên họ không làm như dư luận đâu đó vẫn đồn thổi” - vị đại diện này khẳng định.

Theo Báo giấy
MỚI - NÓNG