Hà Nội: Xe điện phố cổ sẽ chạy ra các quận?

Sẽ nhập thêm 30 xe như thế này để lưu hành ở 5 quận nội thành Ảnh: Trọng Đảng
Sẽ nhập thêm 30 xe như thế này để lưu hành ở 5 quận nội thành Ảnh: Trọng Đảng
TP - Sau nửa năm hoạt động, Cty Cổ phần Đồng Xuân đang xây dựng kế hoạch phát triển xe điện từ phố cổ ra năm quận nội thành Hà Nội là Hoàn Kiếm, Ba Đình, Tây Hồ, Hai Bà Trưng, Đống Đa.
Sẽ nhập thêm 30 xe như thế này để lưu hành ở 5 quận nội thành Ảnh: Trọng Đảng
Sẽ nhập thêm 30 xe như thế này để lưu hành ở 5 quận nội thành.
Ảnh: Trọng Đảng.

Cụ thể, xe điện sẽ tiếp cận các quận này bằng những tour du lịch, tham quan các khu di tích, danh lam thắng cảnh nổi tiếng của Thủ đô nằm trên địa bàn các quận.

Trước mắt, Cty Đồng Xuân sẽ xây dựng hai tuyến du lịch bằng xe điện, gồm: tuyến thứ nhất - thăm và tìm hiểu các di tích lịch sử văn hoá như Lăng Bác, Bảo tàng Hồ Chí Minh, Chùa Trấn Quốc, Văn Miếu - Quốc Tử Giám, Đền Ngọc Sơn, hồ Hoàn Kiếm; tuyến thứ 2- thăm con đường gốm sứ ven sông Hồng và các danh lam thắng cảnh ở khu vực hồ Tây.

Cty Cổ phần Đồng Xuân cho biết, ngoài 20 xe điện hiện có, Cty sẽ nhập thêm 30 xe để hoạt động trên hai tuyến mới này.

Tuy nhiên, nhiều chuyên gia vận tải cho rằng, các xe điện đang chạy trong phố cổ cũng như xe mà Cty Cổ phần Đồng Xuân chuẩn bị nhập về nếu cùng chủng loại thì chưa phù hợp để tham gia giao thông trên đường. Cụ thể, loại xe này chỉ thiết kế để lưu thông trong các khu du lịch, bãi biển nên phanh, bộ điều khiển, đèn pha, xi nhan và tốc độ không đảm bảo an toàn khi lưu thông trên các tuyến phố.

“Tốc độ của ô tô trong đô thị thường là 50km/h, trong khi xe điện tối đa là 40km/h, bên cạnh đó việc tăng hay giảm tốc của xe điện khi dừng đỗ rất chậm nên nếu tham gia giao thông trên đường, ngoài độ an toàn không cao còn có nguy cơ gây ùn tắc”, ông Nguyễn Mạnh Hùng, Chủ tịch Hiệp hội Vận tải ô tô Việt Nam phân tích.

Khi Cty này nhập xe về tiến hành đăng kiểm thì Cục Đăng kiểm Việt Nam đã có văn bản gửi Cty Cổ phần Đồng Xuân, lưu ý, hiện trên thế giới đang sản xuất 2 loại ô tô điện. Loại thứ nhất - ô tô điện được thiết kế, chế tạo để tham gia giao thông đường bộ. Các loại xe này đáp ứng đầy đủ các yêu cầu quy định của Luật Giao thông đường bộ cũng như trong các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật tương ứng có liên quan tới an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường.

Loại thứ 2 - xe điện được thiết kế chuyên để lưu hành trong các khu du lịch sinh thái, khu vui chơi, sân golf, công viên. Các xe này thường có kết cấu đơn giản, không đáp ứng đủ các yêu cầu về an toàn kỹ thuật để tham gia trên đường giao thông công cộng... Như vậy, theo văn bản này thì Cty Cổ phần Đồng Xuân đã nhập loại xe thứ 2 về lưu thông tại Thủ đô.

Ông Nguyễn Mạnh Hùng cho rằng, trong bối cảnh giao thông Hà Nội đang có rất nhiều phương tiện và thường xuyên ùn tắc, cơ quan chức năng cần nghiên cứu kỹ trước khi cho nhân rộng xe điện. Hiệu quả vận tải cũng như độ an toàn phải luôn đặt lên hàng đầu khi đưa bất kỳ một loại phương tiện giao thông nào vào hoạt động.

Theo Báo giấy
MỚI - NÓNG
Cải tạo chung cư cũ: 'Hời hợt, vô cảm thì 5-10-15 năm sau vẫn thế thôi'
Cải tạo chung cư cũ: 'Hời hợt, vô cảm thì 5-10-15 năm sau vẫn thế thôi'
TPO - “Nếu cán bộ quan tâm đến công việc, hay như tôi nói ở hội nghị Ban Chấp hành là có tình yêu với Hà Nội thì tự khắc đứng dậy, khắc có trách nhiệm với nhân dân, khắc giải quyết các vướng mắc, tồn tại. Nếu cứ chung chung, hời hợt, vô cảm thì 5-10-15 năm sau vẫn thế thôi, không làm được” - Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng nói.