Thử xem bẫy rùa

Một loại bẫy nổi được đánh giá hiệu quả nhất là của ông Nguyễn Văn Thịnh, Cty Kỹ thuật Công nghệ&Thương mại HTH. Ảnh: phạm mạnh
Một loại bẫy nổi được đánh giá hiệu quả nhất là của ông Nguyễn Văn Thịnh, Cty Kỹ thuật Công nghệ&Thương mại HTH. Ảnh: phạm mạnh
TP - Không bao lâu nữa, các loại bẫy rùa sẽ giăng giăng ở hồ Hoàn Kiếm. Thử xem các loại bẫy ấy sẽ hoạt động thế nào để đạt đồng thời hai mục tiêu đối lập: Cái thì không được phép bẫy cụ Rùa, nhưng cái lại phải tìm và mời cụ vào bằng được.

>> Đưa 'cụ Rùa' lên Tháp Rùa chữa trị

Một loại bẫy nổi được đánh giá hiệu quả nhất là của ông Nguyễn Văn Thịnh, Cty Kỹ thuật Công nghệ&Thương mại HTH. Ảnh: phạm mạnh

Một loại bẫy nổi được đánh giá hiệu quả nhất là của ông Nguyễn Văn Thịnh,
Cty Kỹ thuật Công nghệ & Thương mại HTH. Ảnh: Phạm Mạnh.

Phải chối khéo cụ…

Rùa tai đỏ, loại sinh vật xâm hại ngoại lai xuất xứ từ Hoa Kỳ, chính là đối tượng của loại bẫy này. Hiềm nỗi, thử nghiệm bảy loại cả thảy từ mùng 9 Tết Tân Mão, tức mùng 10-2 dương lịch, tất cả các con sa bẫy chả con nào sứt mẻ gì, con nào con nấy to đùng.

Một cái bể kính khung gỗ đánh véc ni nâu bóng hẳn hoi đặt ở trụ sở Sở Khoa học&Công nghệ Hà Nội là nơi tạm giam lũ này. Đấy là một lũ rửng mỡ. “Hầu như ngày nào chúng tôi cũng thấy chúng sinh hoạt với nhau, cưỡi lên nhau, đến lâu”, một bác bảo vệ luống tuổi kể.

Ban chỉ đạo khẩn cấp bảo vệ Rùa Hoàn Kiếm đều nhất trí diệt ngay rùa tai đỏ.

Thử xem bẫy rùa ảnh 2

Mất không dưới một tuần, nhóm sáu nhà khoa học vừa thiết kế vừa thi công xong bẫy. Mùng 9 Tết, bảy chiếc bẫy từ nhiều vùng miền khác nhau được thả xuống hồ Văn Quán và hồ Mỗ Lao.

Trong số bảy bẫy thử nghiệm, có năm bẫy nổi, nhử rùa tai đỏ bò lên phơi nắng. Loại này khá an toàn cho cụ rùa Hồ Gươm vốn có kích thước kềnh càng. Nhà động vật học Vũ Ngọc Thành, Bảo tàng Sinh vật, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên Hà Nội, ước cụ dài cỡ 2 m và nặng chừng 250 kg. Kích thước ấy, cụ khó mà leo lên bè như lũ tai đỏ chỉ vài cân kia.

Hai bẫy chìm có vẻ nan giải hơn cả, do đích thân Sở KH&CN Hà Nội thiết kế và thi công. Ngoài hệ thống bẫy nổi để tóm lũ rùa tai đỏ thích phơi nắng, các nhà nghiên cứu còn đặt nhóm bẫy dưới nước để tóm lũ lười nổi.

Nhiệm vụ của các cửa bẫy là làm sao chỉ đưa được toàn thân rùa tai đỏ vào nhưng không đưa được cụ rùa vào. Chẳng hạn, với loại bẫy bốn cửa, mỗi cửa được thiết kế hai lớp, lớp ngoài kích thước 10x20 cm, và lớp trong là 20x40 cm.

Còn với loại bẫy một cửa cũng với tổng thể tích như loại trên, chiếc cửa duy nhất có kích thước to hơn hẳn, lên đến 40x40x60 cm. Loại bẫy cửa quan này nhằm phục vụ nhóm rùa tai đỏ kích thước lớn hoặc loại rùa, ba ba khác.

Con rùa tai đỏ đầu tiên 2kg được bắt bằng bẫy của ông Thịnh ở hồ Mỗ Lao. Ảnh: M.Hằng -QD
Con rùa tai đỏ đầu tiên 2kg được bắt bằng bẫy của ông Thịnh ở hồ Mỗ Lao.
Ảnh: M.Hằng -QD.

…Và dẫn dụ cụ bằng được

Song song với bẫy rùa tai đỏ, phải có bẫy để bắt được cụ Rùa. Trong lúc chờ đợi phương án chốt, có hai phương án đáng chú ý. Cả hai đều huy động cần cẩu.

Phương án thứ nhất, bẫy dự kiến gồm hai phần, phần cấu tạo và phần điều khiển. Về cấu tạo, bẫy sẽ có ba phần chính, gồm phần phao nổi ống cứng, phần lưới, và phần trụ lưới đáy cứng.

Có hai phương án đáng chú ý để bắt cụ Rùa. Cả hai đều huy động cần cẩu. Hiện chưa chốt được phương án nào.

Bẫy được thiết kế là một hình dạng tròn, đường kính 10m, vành bẫy làm bằng phao ống nhựa cứng, có vành chắn ngăn cụ rùa bò qua. Vì thế, các chuyên gia định thiết kế vành chắn này cao 300 cm. Phía dưới phao được gắn với lưới bao quanh và kết nối với lưới trụ có đáy cứng. Phần lưới côn phía trên được kết nối với phần lưới trụ phía dưới bằng móc cơ động.

Dây kéo dự tính gồm hai bộ, một bộ kéo phao phía trên và một bộ dây kéo phần đáy. Phần đáy được làm bằng gỗ cứng, chịu tải được cho việc chuyên chở cụ rùa. Phần điều khiển sẽ gồm tám lẫy móc, gắn đối trọng ở đáy hồ. Sẽ sử dụng hệ thống điều khiển điện – khí cho tám piston khí khi nhả lẫy.

Khi cụ vào vị trí bẫy (có chất và màu dẫn dụ), các cảnh báo bằng phao báo hiệu (đương nhiên chỉ khi đấy là vật thể kích thước lớn) sẽ tự động hoạt động. Người quan sát sẽ điều khiển nguồn khí nhả tám lẫy (hệ thống piston khí) dưới đáy hồ. Khi đó, các phao nổi lên trong thời gian rất ngắn. Trên bề mặt phao có thành trơn và mỏng, khiến cụ rùa không thể bò ngay ra ngoài được.

Trên phần phao cứng có các móc kết nối dây để cần cẩu kéo lên trong giai đoạn đầu. Khi phần phao kéo lên cao, một hệ thống dây kéo 2 được kéo căng, chịu tải nâng rùa lên khỏi mặt nước. Lúc này phần lưới côn được tách khỏi lưới trụ (hệ các móc linh động) và đưa riêng đáy trụ cứng có chứa rùa về vị trí chữa trị. Đáy hộp cứng được thiết kể đảm bảo rùa không bị ép bởi lực kéo, không bị va chạm.

Với phương án thứ hai, thiết bị vây bắt gồm hai phần, phần lưới dải diện tích rộng và phần thùng cứng phía gần bờ. Phần thúng cứng này là một đáy vuông cứng, có các lỗ cắm trụ. Trên đáy hộp được dải lưới sẵn sàng, khi cụ rùa xuất hiện, công nhân lắp trụ vào và móc lưới lên trụ, cụ rùa được đưa vào bờ bằng cẩu.

Theo phương án này, sẽ triển khai lưới rộng, phần đáy lưới là một thùng kim loại có các cửa chắn, ngăn cụ rùa bò ra ngoài khi vận chuyển, có các móc cẩu dạng thùng kín.

Lưới được triển khai trên diện tích cụ rùa hay xuất hiện nhất, như mạn bắc, sát bến xe. Theo đó, sử dụng đông người với mật độ thích hợp để rải lưới nhằm tránh rùa nằm dưới lưới. Lưới được rải từ bờ và ghim vào bờ, tiến dần ra phía giữa hồ, mép lưới được cặp chì cho chìm dưới bùn.

Khi cụ rùa xuất hiện trong diện tích có lưới, lập tức hai đầu lưới được kéo cao khỏi mặt nước, thu dần diện thích lưới lại và dồn cụ vào vị trí có thùng nằm phẳng phía đáy lưới. Khi rùa vào vị trí thùng, các cửa thùng được kéo lên giữ rùa trong thùng. Xe cẩu sẽ kéo thùng lên và vận chuyển về vị trí đã chuẩn bị.

Theo Báo giấy
MỚI - NÓNG