Ghi nhận nỗ lực của chính phủ

ĐB Nguyễn Đăng Kính Ảnh: Tiến Dũng
ĐB Nguyễn Đăng Kính Ảnh: Tiến Dũng
TP - Tại buổi làm việc, phần lớn các đại biểu Quốc hội đều bày tỏ sự đồng tình với báo cáo đánh giá công tác nhiệm kỳ 2007-2011 của Chủ tịch nước, Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ.

>> Nâng cao hiệu quả công tác tham mưu cho Chính phủ

ĐB Nguyễn Đăng Kính Ảnh: Tiến Dũng
ĐB Nguyễn Đăng Kính. Ảnh: Tiến Dũng.

Các báo cáo đã được chuẩn bị công phu kỹ lưỡng, đánh giá khá toàn diện những mặt được, chưa được cũng như nguyên nhân và nêu ra bài học kinh nghiệm, phương hướng khắc phục.

Tuy nhiên, các đại biểu cũng còn những trăn trở trong vấn đề quản lý vĩ mô, công tác quy hoạch, xây dựng dự án của các ngành, cũng như việc xây dựng hệ thống pháp luật và thể chế còn bất cập; kinh tế phát triển chưa bền vững; chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh còn thấp;

Kết cấu hạ tầng chưa đáp ứng kịp yêu cầu phát triển; đào tạo nguồn nhân lực và phát triển khoa học công nghệ còn chậm, bảo vệ tài nguyên môi trường chưa tốt; công tác xóa đói giảm nghèo, giải quyết việc làm và chăm sóc sức khỏe nhân dân có mặt kết quả chưa cao...

“Một nhiệm kỳ trong thời điểm có nhiều biến động kinh tế, liên tục phải đối phó hết suy giảm đến lạm phát để giữ ổn định từ cuối 2007 đến nay, và chúng ta rút ra được nhiều bài học kinh nghiệm” - Chủ nhiệm UBKT Hà Văn Hiền phát biểu thảo luận ở tổ về Báo cáo tổng kết nhiệm kỳ công tác của Chủ tịch nước, Chính phủ và Thủ tướng 23-3.

Chủ nhiệm UBKT nói, Chính phủ năng động, quyết liệt đối phó với khủng hoảng và kịp thời chuyển mục tiêu từ tập trung cho tăng trưởng sang ổn định vĩ mô.

“Tuy nhiên, Chính phủ cần tăng cường chỉ đạo các cơ quan trực thuộc phối hợp trong ban hành chính sách, tổ chức thực hiện các mục tiêu. Ngành này, bộ kia vẫn còn “vênh nhau” làm cho quá trình điều hành của Chính phủ bị chậm” - Ông Hiền nhìn nhận.

Từ đó, phải xem lại mô hình phát triển, tập trung chỉ đạo các giải pháp cơ cấu lại nền kinh tế, trong mục tiêu dài hạn. Đây là vấn đề đã đặt ra trong nghị quyết Quốc hội từ năm 2010, nhưng chưa làm được nhiều. Sắp xếp DN nhà nước – một nội dung của tái cấu trúc nền kinh tế - cần đẩy nhanh hơn, gắn với việc làm rõ vai trò quản lý nhà nước, vai trò chủ sở hữu”- Ông Hiền đề nghị.

Phó trưởng đoàn ĐBQH TP Hà Nội Nguyễn Thị Hồng Hà bổ sung, tình trạng thiếu tính đồng bộ trong việc hoạch định các cơ chế, chính sách trong xây dựng luật do các bộ ngành là do cơ quan của Chính phủ vào cuộc không kịp thời. “Để khắc phục hạn chế yếu kém đó, Chính phủ cần có thêm những giải pháp cụ thể hơn”.

ĐB Hà Nội Nguyễn Đăng Kính cho rằng quản lý vĩ mô còn có thiếu sót. Chính phủ chưa phát hiện kịp thời hoặc phát hiện rất chậm những vụ việc như để các Cty nước ngoài thuê đất rừng tại 10 tỉnh thành; hay thua lỗ ở Vinashin.

Đẻ thuê cũng là hành vi mua bán người

Thảo luận về dự thảo luật Phòng chống mua bán người (PCMBN) sáng 23-3, theo ĐB Nguyễn Đình Xuân (Tây Ninh), thực tế có những trường hợp hoàn cảnh khó khăn, nhận thức kém bố mẹ phải bán con đi lao động khổ sai. Có em đã được giải cứu, sau một thời gian lại trở lại cơ sở lao động khổ sai đó, Vì vậy, cần phải bổ sung trường hợp này vào dự thảo.

Ngoài ra phải coi hành vi đẻ thuê của phụ nữ Việt Nam ở Thái Lan vừa qua là mua bán người, người đẻ thuê đồng thời là nạn nhân và thủ phạm. Nhiều ĐB đề nghị chế tài xử lý nghiêm khắc hành vi buôn bán người. Không thể quan niệm vì túng quẫn, thiếu hiểu biết nên xử nhẹ hành vi bán con.

* Ngày 23-3, ông Phạm Minh Tuấn, Bí thư thứ nhất Đại sứ quán Việt Nam tại Thái Lan cho biết: Có thể cuối tháng 3, các cô gái Việt Nam trong đường dây đẻ thuê tại Thái Lan sẽ được thẩm vấn xong tại tòa và làm thủ tục hồi hương.

Đại sứ quán Việt Nam đã cung cấp địa chỉ nạn nhân cho phía Thái Lan. Tổ chức liên minh Phòng chống buôn người (AAT) của Thái Lan liên hệ và phối hợp với AAT Việt Nam để chuẩn bị đưa họ về nước. Tiến độ hồi hương chậm vì thủ tục phải qua phiên dịch mất nhiều thời gian.

Theo Báo giấy
MỚI - NÓNG
Hoa hậu Ngọc Hân học thạc sĩ
Hoa hậu Ngọc Hân học thạc sĩ
TPO - Hoa hậu Ngọc Hân vừa nhận tin trúng tuyển với số điểm 14, xếp thứ 5 trong số các học viên của chuyên ngành Lý luận và Lịch sử Mỹ thuật ứng dụng Việt Nam.