Tổng kết nhiệm kỳ Chính phủ và Thủ tướng: Những dấu ấn nổi bật

Người lao động thời công nghiệp hóa - hiện đại hóa Ảnh: Hồng Vĩnh
Người lao động thời công nghiệp hóa - hiện đại hóa Ảnh: Hồng Vĩnh
TP - Hôm qua, tại phiên thảo luận kỳ họp thứ 9 Quốc hội khóa XII, nhiều ý kiến khẳng định nhiệm kỳ qua, Chính phủ và Thủ tướng đã để lại những dấu ấn nổi bật.

>> Dấu ấn dân chủ

Người lao động thời công nghiệp hóa - hiện đại hóa Ảnh: Hồng Vĩnh
Người lao động thời công nghiệp hóa - hiện đại hóa. Ảnh: Hồng Vĩnh.

Giữ ổn định kinh tế

Về Báo cáo tổng kết công tác của Chính phủ và Thủ tướng, ĐB Nguyễn Đình Xuân (Tây Ninh) khẳng định: “Điểm sáng là tăng trưởng kinh tế, giữ ổn định nhiều năm và đưa nước ta vượt ngưỡng nước nghèo. Nhờ đó, vị thế đất nước nâng cao trên trường quốc tế, rõ nét nhất là thông qua các hoạt động ngoại giao”.

“Báo cáo của Chính phủ và Thủ tướng ngắn gọn, sâu sắc” - ĐB Nguyễn Mạnh Hùng (Thái Nguyên) nhận xét. ĐB cho rằng, cần đánh giá sâu hơn kết quả xây dựng Nhà nước pháp quyền của dân, do dân, vì dân - và chính việc chúng ta giải cứu thành công lao động tại Lybia về nước mới đây là một ví dụ rõ nét.

"Các ý kiến phát biểu của ĐB rất thẳng thắn, xây dựng, xác đáng và có ý nghĩa trong công tác điều hành. Đề nghị Chủ tịch nước, Thủ tướng tiếp thu để hoàn thiện các báo cáo của mình theo quy định. " - Phó Chủ tịch QH Tòng Thị Phóng.

Một hạn chế, theo ĐB đó là mối quan hệ giữa Chính phủ với Quốc hội và ĐBQH - nên có lúc Chính phủ chưa lắng nghe hết ý kiến của QH - mà thực chất đó là quan hệ với nhân dân. Nếu làm tốt mối quan hệ đó, chắc chắn hiệu quả công tác tốt hơn.

Ví dụ, từ năm 2008, ĐB đã bắt được bệnh của các tập đoàn kinh tế, sau đó, sự việc xảy ra ở Vinashin đúng như ĐB cảnh báo. “Để làm tốt mối quan hệ đó, có nước còn có bộ làm nhiệm vụ quan hệ với Quốc hội”- ĐB Hùng cho biết.

ĐB Nguyễn Đăng Trừng (TPHCM) ghi nhận hoạt động của Thủ tướng, Chính phủ có hai ưu điểm nổi bật: Công tác đối ngoại đã thúc đẩy đất nước hội nhập quốc tế sâu hơn về kinh tế, có 25 quốc gia đã công nhận nền kinh tế thị trường của Việt Nam;

Thứ hai, mặc dù kinh tế liên tục khó khăn: Năm 2008 lạm phát, 2009 suy thoái, 2010 lạm phát kéo dài đến nay, nhưng Thủ tướng, Chính phủ đã có các biện pháp đối phó hiệu quả, kịp thời, giữ được tăng trưởng trung bình 7%/năm là quyết tâm lớn phải ghi nhận.

Quyết liệt hơn

ĐB Trần Hồng Việt (Hậu Giang) đề nghị “dành thời gian thâm nhập để thấy đời sống người lao động chưa có sự cải thiện rõ nét trong 5 năm qua, trong khi giá cả liên tục tăng cao”. Nhiệm kỳ qua, Chính phủ đã có giải pháp thắt chặt chính sách tài khóa rất kịp thời nhưng bội chi vẫn tăng cao, riêng năm 2010 thâm hụt ngân sách ở mức 5,6%.

“Do chi vung tay quá trán, bây giờ chúng ta giật mình kéo lạm phát xuống. Nhưng đầu tư công vẫn dàn trải, lãng phí lớn, liệu ở đây có vì nhóm lợi ích nào không? Nhiệm kỳ tới phải thực hiện tốt hơn việc quản lý chi tiêu ngân sách” - ĐB Việt đề nghị.

ĐBQH cho rằng, công tác giải quyết khiếu nại tố cáo có tiến bộ nhưng chưa chuyển biến rõ, nhất là lĩnh vực đất đai. Nhiều vụ, dân khiếu kiện cả chục năm nhưng không giải quyết được. Cử tri đề nghị có biện pháp chấm dứt chuyển đổi tràn lan đất nông nghiệp.

Theo Báo giấy
MỚI - NÓNG