Lội ruộng, trèo rào vào biệt thự triệu đô

Chủ nhân của những biệt thự tiền tỷ không có đường vào nhà Ảnh: Nguyễn Tú
Chủ nhân của những biệt thự tiền tỷ không có đường vào nhà Ảnh: Nguyễn Tú
TP - Bỏ cả chục tỷ đồng mua nhà, nhưng chủ nhân của những căn biệt thự thuộc khu đô thị kiểu mẫu Linh Đàm (Hà Nội) đang rơi vào cảnh không có đường vào. Họ phải lội ruộng, trèo rào để vào nhà và phải dùng nước giếng khoan.

> Sống chung với công trường

Chủ nhân của những biệt thự tiền tỷ không có đường vào nhà Ảnh: Nguyễn Tú
Chủ nhân của những biệt thự tiền tỷ không có đường vào nhà. Ảnh: Nguyễn Tú.
 

Theo đơn thư phản ánh của các hộ dân - chủ nhân của các căn biệt thự ở khu OBT2-X1 - Khu đô thị Bắc Linh Đàm mở rộng (xã Đại Kim, huyện Thanh Trì), họ được chủ đầu tư là Cty Đầu tư phát triển nhà số 2 (HUD2) ký hợp đồng mua bán từ năm 2003. Trong hợp đồng mua bán đều có những quy định, điều khoản rõ ràng về trách nhiệm, nghĩa vụ của bên mua cũng như bên bán.

Cụ thể, chủ đầu tư phải thi công hoàn chỉnh các công trình hạ tầng kỹ thuật trong khu vực; bàn giao hệ thống cấp nước đến hè từng ngôi nhà; cấp điện tại tủ công tơ của từng dãy nhà...

“Dù hợp đồng đã có quy định rõ ràng, dù nhà đã được bàn giao cho khách hàng sử dụng từ mấy năm nay, thế nhưng đến nay cả dãy biệt thự gần 10 hộ vẫn không có đường vào. Bỏ cả chục tỷ đồng để mua nhà biệt thự mà như bị giam lỏng”, ông Hồ Sỹ Kiệp ở khu biệt thự OBT2-X1 cho biết.

Dãy biệt thự được thiết kế hiện đại nằm sát bờ sông. Tuy nhiên, đường vào của dãy biệt thự này hiện là đất ruộng rau màu của người dân xã Đại Kim trồng. Hai đầu dãy biệt thự bị bít kín bằng cây khô, cây dại mọc um tùm. Vì không có đường vào nên sau khi chuyển đến ở, gia đình ông Kiệp cũng như các hộ dân khác phải mở tạm lối đi nhỏ trên đất ruộng trồng rau thuộc quỹ đất dự án đường ven sông để có lối vào nhà.

“Gần đây, dân họ lại không cho chúng tôi đi nhờ nữa. Lý do mà người dân bịt lối đi vào khu biệt thự này là do họ chưa nhận được tiền đền bù giải phóng mặt bằng của dự án. Từ ngày họ chặn con đường mòn lại, phương tiện đi lại của các hộ ở đây đều phải gửi quanh các khu chung cư gần đó rồi phải lội ruộng, trèo qua đống rào gai để vào nhà của mình. Chúng tôi đã năm lần, bảy lượt tìm gặp lãnh đạo của HUD2 nhưng cũng chỉ nhận được lời hứa hẹn mà chưa được giải quyết”, một người dân kể.

Chủ nhân của những căn biệt thự này còn cho biết, đến nay họ vẫn không có nước sạch sử dụng mà phải tự khoan giếng, rồi dùng bể lọc như ở nông thôn.

“Để có nước sạch, lâu nay chúng tôi phải tự mua đường ống nước đi nhờ qua những căn biệt thự phía sau, một số phải dùng nước giếng khoan”, ông Kiệp nói.

Một đại diện của HUD2, nói: Phần đất ngôi biệt thự của gia đình ông Kiệp, cũng như các hộ liền kề đều giáp ranh với dự án thoát nước của thành phố.

Trong quy hoạch chung đã được phê duyệt thì phần hè của toàn dãy khu biệt thự này cũng chính là hè của dự án đường ven sông Tô Lịch. Nhưng do đến nay dự án đó chưa được triển khai, nên phần hè của khu biệt thự chưa thể triển khai được, và cũng chưa thể triển khai các hạng mục điện, nước và đường vào cho khu này.

Theo Báo giấy
MỚI - NÓNG
Bình luận

Có thể bạn quan tâm

Buông câu bên mạn thuyền trên vịnh Ảnh: Nguyễn Tuấn

Câu đêm trên Bái Tử Long

TP - Hè về, gió Nam bắt đầu thổi rì rào qua mặt vịnh và trời chiều kéo dài thêm ánh sáng, người ta thường rủ nhau đi câu mực đêm. Tôi nghe lời rủ của một người bà con ở đảo Quan Lạn, lập tức gật đầu như thể chờ điều ấy từ lâu.
Tác giả trải nghiệm lái ca nô ở biển Vân Đồn

Một thoáng Vân Đồn

TP - Tôi đến Vân Đồn (Quảng Ninh) như một khách phương xa, nhưng lại mang tâm thế của kẻ đã thuộc về nơi ấy tự bao giờ. Câu thơ của cụ Nguyễn Trãi gần 600 năm trước khi qua vùng biên cương gấm vóc vang vọng đâu đây, như thúc giục: “Đường Vân Đồn núi rồi lại núi - Kỳ quan này đất nối trời xây”.
Tâm thế cán bộ, nhân dân Tây Nguyên sau sáp nhập

Tâm thế cán bộ, nhân dân Tây Nguyên sau sáp nhập

TPO - Sau nhiều ngày vận hành thử nghiệm mô hình chính quyền cấp xã mới, không khí tại các địa phương ở Tây Nguyên trở nên sôi động, khẩn trương, đầy kỳ vọng. Sự thay đổi về bộ máy đang kéo theo chuyển động tích cực từ cơ sở, cán bộ gần dân hơn, lắng nghe nhiều hơn. 
Hòn Cấm vẫn uy nghiêm tồn tại hàng trăm năm nay theo kiểu làng trong rừng và rừng giữa làng. Ảnh: Trương Định

Hòn Cấm - báu vật của làng

TP - Từ bao đời nay, ở vùng thượng nguồn sông Kôn của tỉnh Bình Định, đoạn chảy qua thôn Tiên Hòa (xã Vĩnh Hòa, huyện Vĩnh Thạnh) có một cánh rừng không cần rào chắn, không người canh giữ, nhưng vẫn nguyên vẹn.
Bắt chồng giữa đại ngàn

Bắt chồng giữa đại ngàn

TP - Nằm nép mình dưới chân núi Voi hùng vĩ, thôn Đarahoa (xã Hiệp An, huyện Đức Trọng, tỉnh Lâm Đồng) còn được biết đến với tên gọi thân thương: làng Gà. Thôn hiện có hơn 340 hộ dân sinh sống, trong đó 80% là đồng bào dân tộc K’Ho. Không chỉ nổi bật bởi khung cảnh đại ngàn thơ mộng, Đarahoa còn gìn giữ một trong những phong tục đặc sắc bậc nhất của người K’Ho, tục "bắt chồng".
Nụ cười trẻ thơ ngày chiến thắng tại sân bay Mỹ Tho Ảnh: Trần Nhã

'Tao là nhà báo'!

TP - “Tao là Nhà báo!”. Câu nói đầy khí phách của phóng viên Nguyễn Thanh Long (Sóc Trăng) khi bị thương, sa vào tay địch trong đợt Tổng tấn công Tết Mậu Thân 1968 tại Bạc Liêu khiến đối phương phải nể phục. Ông bị đày ra Côn Đảo, trao trả khi có Hiệp định Paris 1973, lại tiếp tục nghề báo đến ngày toàn thắng.
Là chuyên viên Ban Xây dựng Đoàn, chị Vũ Thị Ngân Hà luôn chủ động viết những tin, bài tuyên truyền về các hoạt động của Đoàn Thanh niên tỉnh Điện Biên

100 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam: Những người viết báo tay ngang

TP - 100 năm qua, báo chí cách mạng Việt Nam không chỉ là sự nghiệp của những nhà báo chuyên nghiệp mà còn có sự đóng góp của những người viết không chuyên. Những bài báo của họ được viết ra từ thao trường, chốt gác hay những buổi sinh hoạt Đoàn nên chất liệu thực tế đậm đặc và thấm đẫm tinh thần báo chí chân chính: khách quan, nhân văn và vì lợi ích chung.
Bạn trẻ lựa mua vải đầu mùa

Mùa vải chín

TP - Vào một ngày đầu hạ, khi trời còn vương chút mát lành của những cơn mưa đêm, anh bất chợt thấy trên con phố Giải Phóng xuất hiện những chiếc xe ô tô con nhỏ, chở đầy vải từ quê lên.