Chỉ tạm dừng thi, lao động được chọn vẫn xuất cảnh

Nguyễn Thế Hùng (Cương Gián, Nghi Xuân, Hà Tĩnh) đã đợi nhiều tháng nay nhưng vẫn chưa sang được Hàn Quốc vì lệnh cấm của Bộ LĐ-TB&XH Ảnh: Minh Thùy
Nguyễn Thế Hùng (Cương Gián, Nghi Xuân, Hà Tĩnh) đã đợi nhiều tháng nay nhưng vẫn chưa sang được Hàn Quốc vì lệnh cấm của Bộ LĐ-TB&XH Ảnh: Minh Thùy
TP - Liên quan việc Hàn Quốc dừng tổ chức kỳ thi tuyển tiếng Hàn năm 2011 và lệnh cấm tuyển lao động đi Hàn Quốc đối với một số địa phương của Bộ LĐ-TB&XH (xem Tiền Phong ngày 21-7), PV Tiền Phong có cuộc trao đổi với ông Jung Jin Young (ảnh) - Giám đốc Cơ quan phát triển nguồn nhân lực Hàn Quốc (HRD) tại Việt Nam.

> Hốt hoảng vì lệnh dừng XKLĐ đi Hàn Quốc

Nguyễn Thế Hùng (Cương Gián, Nghi Xuân, Hà Tĩnh) đã đợi nhiều tháng nay nhưng vẫn chưa sang được Hàn Quốc vì lệnh cấm của Bộ LĐ-TB&XH Ảnh: Minh Thùy
Nguyễn Thế Hùng (Cương Gián, Nghi Xuân, Hà Tĩnh) đã đợi nhiều tháng nay nhưng vẫn chưa sang được Hàn Quốc vì lệnh cấm của Bộ LĐ-TB&XH. Ảnh: Minh Thùy.

Dừng ở Việt Nam để cảnh cáo các nước khác

Ông Jung Jin Young cho biết, thời gian gần đây có nhiều lao động Việt Nam bị từ chối nhập cảnh sau khi đến Hàn Quốc. Nguyên nhân vì người nhập cảnh và người trong hồ sơ khác nhau. Sỡ dĩ có việc này có thể là do thi hộ hoặc kiểm tra sức khỏe hộ. Nhiều người đã lách để qua các vòng kiểm tra sức khỏe cho đến khi đến Hàn Quốc. Họ biết rất rõ là khi đến Hàn Quốc, sẽ bị kiểm tra lại nên tới sân bay là họ bỏ trốn.

Liệu đó có phải là nguyên nhân khiến Hàn Quốc dừng không tổ chức kỳ thi tiếng Hàn ở Việt Nam?

Tình trạng lao động Việt Nam bỏ trốn tại Hàn Quốc đang gia tăng. Có ba dạng bỏ trốn: người hết hạn hợp đồng nhưng không chịu về nước; người bị từ chối nhập cảnh; người bỏ trốn khi đến sân bay. Chính vì ba trường hợp bỏ trốn này gia tăng nên Chính phủ Hàn Quốc rất lo ngại.

Trước tình trạng lao động bỏ trốn, Chính phủ Hàn Quốc thông báo với Việt Nam để đưa ra các đối sách xử lý. Vừa rồi, Việt Nam đã ra thông báo yêu cầu một số địa phương dừng tuyển lao động đi Hàn Quốc do có tỷ lệ lao động bỏ trốn cao là biện pháp thể hiện nỗ lực của Việt Nam trong vấn đề này.

Kỳ thi tiếng Hàn dự định tổ chức ngày 7-8 đã bị Hàn Quốc tạm dừng nên hàng vạn lao động tại Việt Nam đã chi tiền để học tiếng Hàn nhưng chưa được thi nên rất hoang mang. Theo ông, cần phải giải quyết việc này thế nào?

Từ tháng 3-2011, phía Hàn Quốc thông báo cho Việt Nam biết tình trạng lao động cư trú bất hợp pháp gia tăng và cần có biện pháp kịp thời xử lý. Với yêu cầu đó, tháng 4-2011, Việt Nam cử một đoàn công tác sang Hàn Quốc tìm hiểu thực tế. Khi đoàn này về, phía Việt Nam đã xây dựng đề án nhằm ngăn chặn lao động cư trú bất hợp pháp.

Đến tháng 5-2011, Bộ LĐ-TB&XH Việt Nam tổ chức hội thảo lấy ý kiến về đề án này. Theo tôi biết thì đề án đã được phê duyệt. Điều này cho thấy, Chính phủ Việt Nam đang nỗ lực cùng Hàn Quốc ngăn chặn tình trạng lao động cư trú bất hợp pháp. Thế nên việc dừng kỳ thi tiếng Hàn năm 2011 chỉ là tạm thời.

Vấn đề lao động cư trú bất hợp pháp tại Hàn Quốc xảy ra ở nhiều lĩnh vực: du học, du lịch, kỹ sư... Đây là tình trạng chung đang xảy ra tại Hàn Quốc chứ không chỉ do lao động Việt Nam. Nhưng vì Việt Nam là nước có số lượng nhiều nên Hàn Quốc đưa ra biện pháp ngừng thi kỳ thi tiếng Hàn như là biện pháp cảnh báo các nước khác.

ông Jung Jin Young
ông Jung Jin Young.
 

Được chọn vẫn cấp visa

Vậy với những người đã có chứng chỉ tiếng Hàn và hoàn thiện hồ sơ chờ chủ sử dụng lao động Hàn Quốc lựa chọn thì sẽ thế nào, thưa ông?

Nếu được lựa chọn, người lao động sẽ được cấp visa để xuất cảnh. Vì chứng chỉ tiếng Hàn có hiệu lực trong hai năm. Nếu hết 2 năm mà người lao động không được lựa chọn thì lúc đó mới phải thi lại tiếng Hàn.

Còn những người đã học xong định hướng và đóng tiền rồi nhưng chưa được đi thì nên tìm hiểu xem mình có vi phạm luật pháp Hàn Quốc hoặc có bị cấm xuất cảnh không. Nếu vi phạm sẽ không được Bộ Tư pháp Hàn Quốc cấp visa.

Cảm ơn ông.

Phong Cầm thực hiện

Truy tìm lao động bỏ trốn

Chiều 21-7, Chủ tịch UBND xã Cương Gián (Nghi Xuân - Hà Tĩnh), ông Hoàng Đình Hùng cho biết, đang làm văn bản đề nghị Bộ LĐ-TB&XH cung cấp danh sách những lao động của xã Cương Gián bỏ trốn. Khi có tên, tuổi cụ thể, UBND xã sẽ có biện pháp hành chính với những lao động đó.

Cụ thể như, không ký bất kỳ hồ sơ nào liên quan lao động này hoặc người thân trong gia đình khi có nhu cầu đi XKLĐ. Yêu cầu gia đình động viên con em ra trình diện tại Đại sứ quán Việt Nam tại Hàn Quốc để làm thủ tục về nước. Ông Hùng cho biết, trong tuần tới, lãnh đạo xã sẽ tổ chức cuộc họp để lấy ý kiến người dân.

Theo Báo giấy
MỚI - NÓNG