Nhiều bất ổn ở công trình thủy lợi hàng trăm tỷ

Các tấm đan chống xói lở đang sụt lún, rơi rớt và chỉ nhỉnh hơn mép nước vài tấc vào mùa khô Ảnh: N.V
Các tấm đan chống xói lở đang sụt lún, rơi rớt và chỉ nhỉnh hơn mép nước vài tấc vào mùa khô Ảnh: N.V
TP - Dự án thủy lợi Tây Nam Hương Trà (tỉnh TT- Huế) có kinh phí đầu tư hàng trăm tỷ đồng, các hạng mục thi công gần thời điểm bàn giao bỗng lộ những bất ổn về chất lượng kỹ thuật, thân đập hồ chứa xung yếu bị nứt gãy.

> Đền bù khống và bỏ sót diện tích - chuyện như đùa

Các tấm đan chống xói lở đang sụt lún, rơi rớt và chỉ nhỉnh hơn mép nước vài tấc vào mùa khô Ảnh: N.V
Các tấm đan chống xói lở đang sụt lún, rơi rớt và chỉ nhỉnh hơn mép nước vài tấc vào mùa khô. Ảnh: N.V.
 

Dự án thủy lợi Tây Nam Hương Trà (TLTNHT) khởi công cuối tháng 1-2010, dự kiến kết thúc vào ngày 31-12-2011. Tuy nhiên, hơn 1 năm rưỡi qua, công tác đền bù giải phóng mặt bằng (GPMB) vẫn ì ạch. Trong lúc hàng nghìn hộ dân dài cổ chờ tiền đền bù thì hàng chục tỷ đồng chi phí cho GPMB vẫn nằm kho.

Theo tìm hiểu của PV, dự án TLTNHT ngay từ những ngày đầu triển khai đã khiến nhiều hộ dân bức xúc, đặc biệt là tại địa bàn xã Hương Hồ (huyện Hương Trà), do tình trạng đền bù khống, đền bù chậm, bị bỏ lọt hoặc xáo trộn diện tích kê khai đền bù. Đến nay, tại nhiều địa bàn khác, công tác đền bù dường như vẫn dậm chân tại chỗ, dự án phải thực hiện theo quy trình ngược: thi công trước, đền
bù sau.

Theo các nhà chuyên môn, hai bên tuyến kênh dẫn thuộc dự án, với chiều dài hơn 12km, có kết cấu địa tầng thiếu ổn định, nhiều đoạn sình lầy, mùa mưa nước chảy xiết. Điều kiện tự nhiên bất ổn như vậy cần phải xây kè kiên cố, hàn rọ đá, lát đan bê tông có móc liên kết toàn mái hai bên hói ở những đoạn xung yếu. Tuy nhiên, dự án chỉ cho phép triển khai lát bê tông tấm rời không có thép móc nối từ chân khay được cố định bằng cừ tre lên dần phía trên mái.

Hiện, nhiều đoạn kênh vừa thi công xong, dù chưa hề chịu áp lực của mưa lớn hay lũ xiết, nhưng đã xuất hiện tình trạng sụt lún, xê lệch các tấm đan bê tông. “Công trình ni không khéo tồn tại 1 năm là cùng. Khi mưa lớn đổ xuống, nước luồn ngược vào bên trong những tấm lát, bờ hói nửa đất nửa kè như ri khó bề đứng vững”, ông Hà Văn Trường (dân xã Hương Chữ, Hương Trà) lo ngại.

Nhiều nơi, dân dễ dàng nhổ bỏ cọc tre ra khỏi bờ kè, do những dãy cừ có chức năng giữ chân khay tấm đan bê tông bị làm dối, đóng sai kỹ thuật. “Mới đây, qua phản ánh của dân, chúng tôi đã kiểm tra, phát hiện Công ty xây dựng Phúc Thịnh đóng cừ sai kỹ thuật. Thay vì đóng cừ bằng lực nện mạnh, họ dùng máy khoan hút bùn rồi ấn cọc tre xuống”.

Những ngày qua tại thân đập chính xung yếu của hồ thủy lợi Khe Ngang thuộc dự án đang xuất hiện nhiều vết nứt gãy, sụt lún chưa rõ nguyên nhân. Đây là sự cố phức tạp, nghiêm trọng; trong khi, kế hoạch hoàn tất các hạng mục chính thuộc dự án được tỉnh ấn định trước ngày 15-9.

Dự án Thủy lợi Tây Nam Hương Trà có tổng mức đầu tư 289 tỷ đồng, chủ yếu nguồn vay từ Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB). Công trình hoàn thành sẽ chủ động cấp nước, ngăn lũ tiểu mãn cho hơn 4.000 ha đất nông nghiệp, diện tích nuôi trồng thủy sản.

 
Theo Báo giấy
MỚI - NÓNG
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
TPO - Kiểm toán Nhà nước (KTNN) chỉ ra những thiếu sót, bất cập, đồng thời đưa ra khuyến nghị giúp các tập đoàn, tổng công ty nhà nước hoàn thiện, nâng cao hiệu quả quản lý tài chính công, tài sản công. Đáng chú ý, KTNN cũng cảnh báo một số doanh nghiệp có dấu hiệu mất an toàn về tài chính.
Năm học 2023-2024, Hà Nội được bổ sung 2.648 biên chế giáo dục.
Hà Nội thiếu hơn 16.000 biên chế giáo dục
TPO - Số biên chế sự nghiệp giáo dục của thành phố Hà Nội thiếu so với định mức do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định là 16.004 người. Năm học 2023- 2024, thành phố đề nghị được giao thêm 8.939 biên chế khối giáo dục nhưng chỉ được bổ sung 2.648 biên chế.