Tránh 'sáng đúng, chiều sai, ngày mai lại đúng'

Đại biểu thảo luận tại hội trường Ảnh: Hồng Vĩnh
Đại biểu thảo luận tại hội trường Ảnh: Hồng Vĩnh
TP - Chiều 5-8, Quốc hội (QH) thảo luận tại Hội trường về tình hình thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội 6 tháng đầu năm, các giải pháp 6 tháng cuối năm. Nhiều đại biểu QH (ĐB) đề cập đến những yếu tố bất ổn của nền kinh tế, đề nghị Chính phủ làm rõ vì sao những giải pháp Chính phủ đưa ra thời gian qua chưa phát huy hiệu quả.

> Lãi suất cao bóp nghẹt sản xuất
> Phải minh bạch giá xăng dầu, điện

Đại biểu thảo luận tại hội trường Ảnh: Hồng Vĩnh
Đại biểu thảo luận tại hội trường. Ảnh: Hồng Vĩnh.

ĐB Huỳnh Ngọc Đáng (Bình Dương) cho rằng, nguyên nhân lạm phát tăng cao có nhiều trong đó một phần do công tác điều hành yếu kém. “Trong 10 năm qua, nhập siêu lên tới 81 tỷ đôla, riêng năm 2010 nhập siêu 12 tỷ đôla, 6 tháng đầu năm nhập siêu tiếp tục tăng.

Nhập siêu kéo dài nhiều năm, liên tục tăng cao chỉ có thể là hệ quả của quản lý yếu kém”- ĐB Đáng nói.

Cùng với đó, bội chi lớn, tốc độ, tỷ lệ nợ công tăng nhanh gần đây là hiện tượng đáng lo ngại cho nền kinh tế vốn có nhiều khiếm khuyết. ĐB Đáng phân tích, trong 4 năm (2007-2011), giá tiêu dùng tăng 60,7% (bình quân 12%/năm), cao hơn hẳn tốc độ tăng GDP (6-8%/năm). Như vậy, tăng trưởng thực không cao, thậm chí âm. Kinh tế khó khăn, đời sống xã hội chứa đựng nhiều bất ổn khiến nhiều cử tri lo ngại.

Mổ xẻ nguyên nhân lạm phát, các ĐB cũng cho rằng, đầu tư công còn dàn trải từ bộ ngành đến địa phương. Trong khi đó việc cắt giảm đầu tư theo Nghị quyết 11 hiệu quả thấp, nhiều nơi cắt giảm máy móc, cào bằng. ĐB Trương Văn Vở (Đồng Nai) đề nghị Chính phủ sớm rà soát, không nên cắt giảm dự án an sinh xã hội, hạ tầng nông thôn, y tế, giáo dục.

“Kiềm chế lạm phát, bình ổn giá phải làm từ gốc. Phải hỗ trợ nông dân trên đồng ruộng, cây, con giống, thức ăn chăn nuôi, giúp họ ổn định sản xuất, hạ giá thành. Như vậy người nông dân mới có lợi, mà sâu xa là có lợi cho người tiêu dùng”- ĐB Vở kiến nghị.

Nhìn sâu hơn vào đời sống, ĐB Nguyễn Tiến Sinh (Hòa Bình) cho rằng GDP tăng chậm lại, nhưng lạm phát, lãi suất vẫn tăng, như vậy việc điều hành quản lý, chỉnh giá của nhà nước chưa phù hợp. Chất lượng cuộc sống chưa tương xứng với chất lượng tăng trưởng. Đây là dịp để Chính phủ quan tâm nhiều hơn tới người lao động, đặc biệt là giúp người dân khu vực nông thôn có điều kiện ổn định sản xuất, tiêu thụ nông sản.

“Các bộ trưởng cần phải có trái tim nóng, có một cái đầu lạnh và có đôi bàn tay sạch. Có như vậy mới có thể điều hành tốt, tránh cách điều hành sáng đúng chiều sai ngày mai lại đúng” - ĐB Nguyễn Bá Thuyền.

ĐB Nguyễn Bá Thuyền (Lâm Đồng) cho rằng, trong những giải pháp Chính phủ đưa ra lần này thiếu giải pháp kích cầu, trong khi chính sách tín dụng thắt chặt, lãi suất cao sẽ khiến các DN càng khó khăn. Cần bổ sung gói kích cầu để giúp các DN thoát khỏi bế tắc về vốn như tiếp tục khoanh, giãn, hoãn nợ, cho vay mới để phát triển sản xuất.

“Các bộ trưởng cần phải có trái tim nóng, có một cái đầu lạnh và có đôi bàn tay sạch. Có như vậy mới có thể điều hành tốt, tránh cách điều hành sáng đúng, chiều sai ngày mai lại đúng”- ĐB Thuyền nói.

ĐB Cao Sỹ Kiêm nhấn mạnh, chính những yếu kém bên trong, chủ quan khiến lạm phát tăng cao trở lại. Nếu các giải pháp không được thực hiện hiệu quả, sẽ khó kìm giữ lạm phát.

Theo Báo giấy
MỚI - NÓNG