Gồng mình cứu lấy đê bao

Gồng mình cứu lấy đê bao
TPO - Ngày 29-9, mực nước các sông đầu nguồn các tỉnh An Giang và Đồng Tháp tiếp tục lên nhanh, tàn phá rộng đồng và nhà dân. Dự báo trong vài ngày tới mực nước cao nhất ngày trên Sông Tiền tại Tân Châu ở mức 5m, cao hơn mức báo động 3 là 0,5m.

> An Giang, Đồng Tháp vỡ đê, nước tràn như thác
> Vỡ đê liên tục, lũ lụt tấn công nhà dân

Vấn đề nóng bỏng hiện nay là giữ lấy đê bao để cứu lấy hàng chục ngàn ha lúa vụ ba và sinh mạng của người dân.

 
Gồng mình cứu lấy đê bao ảnh 1

Mặc dù đã có hàng loạt đê bao bị vỡ nhưng con sông Tiền sáng ngày 29-9 nước vẫn cuồn cuộn đổ về và sẽ tiếp tục dân cao.

 
Gồng mình cứu lấy đê bao ảnh 2

Khu vực nông trại tại ấp Thượng, xã Thường Thới Tiền (Hồng Ngự, Đồng Tháp) toàn bộ nhà cửa và hoa màu đã bị nhấn chìm trong biển lũ.

Phó Bí thư Thường trực huyện Hồng Ngự ông Ngô Sinh Cảnh cho biết: “Cả chủ tịch lẫn bí thư cùng các ban ngành của huyện đang đi cứu đê bao thuộc hai xã Thường Thới Tiền. Chúng tôi huy động mọi nguồn lực để cứu 2.600 ha lúa vụ ba đang thời kỳ trổ đòng. Người dân trong và ngoài xã đã ủng hộ mỗi ngày khoảng 3 ngàn cây bạch đàn để cứu đê, nay không ủng hộ nữa thì trưng dụng cứu đê cái đã rồi sau này tính sau”.

Tuyến đê bao Thường Thời Tiền có chu vi 23 Km, trong đó có 12 Km đang trong tình trạng báo động khẩn cấp. Đủ các lực lượng của huyện, tỉnh thường xuyên có khoảng 500 – 600 người luôn trực chiến ngày đêm đóc cọc, đào đắp gia cố đê bao, chạy đua với con nước lũ.

 
Gồng mình cứu lấy đê bao ảnh 3

Thượng tá Trịnh Hoàng Tâm – Chính trị viên BCH quân sự huyện Hồng Ngự nói: “Các lực lượng tham gia cứu đê liên tục trên mười ngày nay, ăn ngủ tại đê, trực chiến 24/24”.

Mặc dù vậy, lũ dữ vẫn đe dọa hàng giờ, tiếng kêu nơi này rạn đê, nơi kia nước sắp tràn, nơi đây nước rò rỉ chảy rất mạnh cần ứng cứu ngay cứ thốt lên dọc cả con đê dài trên 12 Km.

 
Gồng mình cứu lấy đê bao ảnh 4

Ông Nguyễn Thành Dân – Phó phòng Kinh tế hạ tầng huyện tỏ vẻ lo lắng nói: “Cả tuyến đê này chỗ nào cũng cần phải gia cố khẩn cấp. Nhiều đoạn mực nước đã vượt quá mặt đê hiện hữu 50-60 cm. Giải pháp duy nhất bây giờ là dùng cừ bạch đàn đóng sâu xuống thân đê và dùng xáng múc lấy đất từ lòng kinh đắp lên. Lực lượng tại chỗ hiện cũng đã có dấu hiệu đuối sức bởi phải làm việc cật lực quá nhiều ngày liên tục, họ gồng mình làm việc hầu như trắng đêm. Hiện lực lượng quân đội của tỉnh đã được điều động về ứng cứu”.

Theo Viết
MỚI - NÓNG
Những bộ phim đầu tiên về chiến dịch Điện Biên Phủ
Những bộ phim đầu tiên về chiến dịch Điện Biên Phủ
TP - Ngày 15/3/1953, nền Điện ảnh Cách mạng Việt Nam được thành lập tại chiến khu Việt Bắc. Một năm sau, ngày 13/3/1954, Chiến dịch Điện Biên Phủ diễn ra. Khi đó, trước và sau chiến dịch Điện Biên Phủ, điện ảnh Việt Nam đã có những bộ phim đầu tiên nói về chiến dịch này.