Đất lúa mất hơn 100 nghìn hécta

Nhiều nơi đất lúa bị mất vì sân golf. Ảnh: Hồng Vĩnh
Nhiều nơi đất lúa bị mất vì sân golf. Ảnh: Hồng Vĩnh
TP - Chiều 22 - 11, với 86,8% số ĐB tán thành, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết về Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và Kế hoạch sử dụng đất 2011- 2015 cấp quốc gia.

> Thủ tướng và năm bộ trưởng sẽ trả lời chất vấn
> Quá nhiều sân golf, cảng biển

Nhiều nơi đất lúa bị mất vì sân golf. Ảnh: Hồng Vĩnh
Nhiều nơi đất lúa bị mất vì sân golf. Ảnh: Hồng Vĩnh.

Nghị quyết nêu rõ: "Phải xác định ranh giới, công khai diện tích đất trồng lúa, rừng phòng hộ, rừng đặc dụng cần bảo vệ nghiêm ngặt".

Theo Nghị quyết, đất trồng lúa theo quy hoạch vào năm 2020 sẽ là 3,812 triệu ha. Đây là con số được tính toán nhằm đảm bảo an ninh lương thực trong dài hạn trước áp lực tăng dân số, thách thức của biến đổi khí hậu và nước biển dâng, đồng thời tính đến nhu cầu chuyển đất trồng lúa cho các mục đích sử dụng khác.

Cũng theo Nghị quyết, diện tích đất lúa sẽ tiếp tục giảm so với hiện nay, cụ thể sẽ giảm hơn 100 nghìn ha, từ 3,951 triệu ha (giai đoạn 2011-2015) còn 3,812 triệu ha vào năm 2020 như trên.

Tăng đất đô thị, khu công nghiệp

Cũng theo Nghị quyết, đất khu công nghiệp hiện là 72 nghìn ha sẽ tăng lên và ổn định ở mức 200 nghìn ha vào năm 2020. Một số ĐB đề nghị cần hạn chế diện tích đất khu công nghiệp vì tỷ lệ bình quân lấp đầy diện tích khu công nghiệp hiện nay rất thấp (46%). Tuy nhiên, tại báo cáo giải trình, UBTVQH cho rằng đây là mục tiêu để phục vụ phát triển công nghiệp đến 2020 và chuẩn bị cho giai đoạn phát triển tiếp theo.

Theo dự kiến sau năm 2020, đất khu công nghiệp sẽ ổn định và sẽ tập trung vào việc lấp đầy các khu công nghiệp. Đối với kế hoạch sử dụng đất đến năm 2015, diện tích đất khu công nghiệp sẽ là 130 nghìn ha. Diện tích đất ở tại đô thị sẽ tăng lên 179 nghìn ha vào năm 2015 và 202 nghìn ha vào năm 2020.

Theo lý giải của UBTVQH, sở dĩ cần tăng diện tích như vậy vì nhu cầu thực sự về nhà ở của các đối tượng có thu nhập trung bình, thu nhập thấp, các đối tượng chính sách vẫn còn rất lớn.

Diện tích đất phát triển hạ tầng văn hóa, giáo dục, y tế, thể dục thể thao đến 2020 sẽ cao hơn giai đoạn 2011-2015. Ví dụ đất cơ sở văn hóa tăng từ 17 lên 20 nghìn ha; đất di tích, danh thắng tăng từ 24 lên 28 nghìn ha.

Quản lý chặt chẽ quy hoạch

Nghị quyết QH yêu cầu quản lý chặt chẽ tài nguyên đất đai theo quy hoạch, kế hoạch và pháp luật; đảm bảo sử dụng đất đúng mục đích, tiết kiệm, hiệu quả. Bảo vệ môi trường sinh thái, ứng phó có hiệu quả với biến đổi khí hậu và nước biển dâng, đảm bảo phát triển bền vững.

QH đề ra 8 nhiệm vụ và giải pháp trong đó nêu rõ, quy hoạch, kế hoạch của các ngành, địa phương có sử dụng đất phải đảm bảo dựa trên quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp quốc gia. Phải xác định ranh giới, công khai diện tích đất trồng lúa, rừng phòng hộ, rừng đặc dụng cần bảo vệ nghiêm ngặt.

Tổ chức quản lý, giám sát chặt chẽ quy hoạch phát triển các khu kinh tế, khu công nghiệp, cụm công nghiệp, đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp; đổi mới cơ chế quản lý sử dụng đất gắn với tổ chức sản xuất, bảo vệ, phát triển rừng ở các công ty nông, lâm nghiệp, ban quản lý rừng để nâng cao hiệu quả sử dụng đất; khẩn trương nghiên cứu, sửa đổi Luật Đất đai để mọi hoạt động sử dụng đất phải tuân thủ quy hoạch, kế hoạch.

Chiều 22-11, QH thảo luận về dự án Luật Công đoàn sửa đổi. Một số ĐB cho rằng, Luật cần khẳng định vị trí của công đoàn với vai trò là tổ chức chính trị, có trách nhiệm bảo vệ quyền lợi của công nhân. Một số ĐB cho rằng, cần có qui định khả thi đối với quyền tổ chức lãnh đạo đình công của tổ chức Công đoàn, mặc dù đây là vấn đề không mới.

* Thảo luận về Bộ luật Lao động (sửa đổi), nhiều ĐB đề xuất nâng thời gian nghỉ thai sản của lao động nữ lên 6 tháng. Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ VN Nguyễn Thị Thanh Hòa (ĐB Bắc Ninh) cho rằng, theo chính sách dân số hiện nay mỗi gia đình chỉ sinh 2 con, nếu nâng thời gian nghỉ thai sản lên 6 tháng thì so với hiện nay chỉ thêm 2 tháng. Người lao động làm việc tối thiểu 20 năm, thì một năm chỉ thêm 3 ngày.

Theo Báo giấy
MỚI - NÓNG
Nguyên Phó Chủ tịch tỉnh Gia Lai Phùng Ngọc Mỹ bị kỷ luật cảnh cáo
Nguyên Phó Chủ tịch tỉnh Gia Lai Phùng Ngọc Mỹ bị kỷ luật cảnh cáo
TPO - Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Gia Lai biểu quyết, thi hành kỷ luật bằng hình thức cảnh cáo đối với ông Phùng Ngọc Mỹ (nguyên Tỉnh ủy viên, nguyên Ủy viên Ban cán sự đảng, nguyên Phó Chủ tịch UBND tỉnh) và ông Mai Xuân Hải (nguyên Tỉnh ủy viên, nguyên Giám đốc Sở Y tế, nguyên Giám đốc Bệnh viện Đa khoa tỉnh).