Đừng làm dân hoang mang

Đừng làm dân hoang mang
TP - Trước kỳ nghỉ lễ, Bộ trưởng GTVT Đinh La Thăng ký tờ trình Chính phủ đề xuất việc thu phí lưu hành phương tiện giao thông cá nhân. Mức phí đề xuất thu hằng năm với ô tô từ 20 đến 50 triệu đồng/xe/năm; còn mức phí của xe máy từ 500 đến 1 triệu đồng/xe/năm.

> Đi ô tô, xe máy bị đề xuất thu hàng chục triệu đồng/năm

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa.

Ngoài ra, với cư dân đô thị, hoặc cư dân nông thôn nhưng muốn vào vãn cảnh đô thị, còn phải chịu phí ô tô vào trung tâm thành phố giờ cao điểm (buổi sáng từ 6 - 8 giờ 30, buổi chiều từ 16 giờ đến 19 giờ hằng ngày, trừ thứ 7, chủ nhật và ngày lễ) với mức phí đề xuất từ 30 ngàn đến 50 ngàn đồng/lượt. Tuy đề xuất trên chưa đề ra lộ trình thực hiện cụ thể, nhưng nếu được Chính phủ chấp thuận, sẽ được thực thi trong nay mai.

Những đề xuất trên của ông Thăng, thể hiện tinh thần trách nhiệm của một vị tư lệnh ngành giao thông, nhằm kéo giảm người đi phương tiện cá nhân, nhằm giảm ùn tắc giao thông vào nội đô các thành phố lớn. Qua đó, để người dân đi lại thuận tiện hơn, cuộc sống đỡ bức bối hơn khi phải ra đường.

Nhưng đọc tin này, nhiều người dân lại không khỏi lo lắng, bất an. Bởi trong bối cảnh giá cả leo thang, chi phí mọi thứ đều tăng, tương lai gần lại phải chịu thêm khoản phí mới cho việc lưu hành xe. Lo chi phí tăng một, thì nỗi lo chọn phương tiện đi lại thay thế phương tiện cá nhân lo gấp 10.

Bởi cách đây hơn hai tháng, chính Bộ trưởng Thăng, đã chỉ đạo cán bộ đi khảo sát chất lượng xe buýt Hà Nội. Kết quả: “Giờ cao điểm hệ thống xe buýt bị quá tải dẫn đến tình trạng chen lấn, xô đẩy, thậm chí hành khách không thể lên xe. Nhiều tuyến không bố trí xây dựng nhà chờ cho khách.

Bên cạnh đó, tình trạng lấn chiếm vỉa hè, lòng đường và lấn chiếm nhà chờ xe buýt vẫn diễn ra...”. Chưa hạn chế phương tiện cá nhân đã như vậy, không biết khi hạn chế rồi, sẽ phải chen lấn ra sao để giành suất đi xe buýt.

Trong khi, hiện tại các thành phố trực thuộc trung ương, ngoài xe buýt, không có phương tiện công cộng khác để dân lựa chọn. Vậy, có nên đưa ra các biện pháp hạn chế phương tiện cá nhân đồng loạt vào lúc này? Còn nếu đưa ra mà không thực hiện được, nó chỉ làm dân chúng hoang mang.

Chưa kể, khi áp dụng các biện pháp trên, muốn thực hiện được còn phải có hàng loạt những giải pháp về công nghệ đồng bộ, mới có thể thực hiện (như việc thu phí vào nội đô giờ cao điểm), mà ở Việt Nam trong bối cảnh hiện nay không dễ làm được.

Theo Báo giấy
MỚI - NÓNG
Cụ ông tử vong nghi do sốc nhiệt
Cụ ông tử vong nghi do sốc nhiệt
TPO - Khi đang đi trên đường để về nhà giữa nắng nóng 42 độ C, cụ ông 80 tuổi ở Hà Tĩnh bị ngất xỉu. Nạn nhân được đưa đến bệnh viện, nhưng tử vong sau đó nghi do sốc nhiệt.