Điện thoại vệ tinh của thủy thủ tàu Vinalines Queen không đổ chuông

Điện thoại vệ tinh của thủy thủ tàu Vinalines Queen không đổ chuông
Chi tiết một số "điện thoại di động kết nối toàn cầu" của thủy thủ tàu Vinalines Queen vẫn đổ chuông như truyền thông Việt Nam đưa tin khiến nhiều người nhầm tưởng đây là điện thoại vệ tinh trên tàu Vinalines Queen.

> Muốn trở lại biển khơi tìm đồng đội

Điện thoại vệ tinh của thủy thủ tàu Vinalines Queen không đổ chuông ảnh 1
 

Ông Phan Ngọc Quang - Tổng Giám đốc Công ty Thông tin Điện tử Hàng hải (Vishipel) - cho biết, tàu Vinalines Queen là tàu chuẩn quốc tế, có sử dụng hệ thống thông tin vệ tinh của Inmarsat chung toàn cầu. Việc giới truyền thông Việt Nam đưa tin, sau khi xảy ra sự cố tàu Vinalines Queen, người nhà một số thuyền viên vẫn nhận được tín hiệu điện thoại di động của thuyền viên khi cố gắng liên lạc là nhầm lẫn. Đó là các số điện thoại của Indonesia, còn đầu số của điện thoại vệ tinh Inmarsat là 0873, 0872, 0870. Danh sách thuê bao vệ tinh Inmarsat sử dụng trên tàu, Vishipel đều nắm được. Có nhiều khả năng, khi còn ở trên bờ, một số thuyền viên đã mua sim của Indonesia để gọi về nhà.

Về mặt nghiệp vụ, khi thiết bị điện thoại vệ tinh Inmarsat của tàu Vinalines Queen còn bật và hoạt động, thì sẽ xác định được tọa độ vị trí của tàu ngay. Vishipel đã thử liên lạc, nhưng toàn bộ thiết bị đã bị tê liệt.

Ông Phan Ngọc Quang cũng khẳng định, tàu Vinalines Queen còn sử dụng thiết bị phát tín hiệu cấp cứu qua Hệ thống vệ tinh Cospas-Sarsat. Tuy nhiên, Vishipel cũng chưa tìm được nguyên nhân vì sao thiết bị này lại không phát tín hiệu cấp cứu.

Theo chế độ phát tín hiệu cấp cứu tự động của thiết bị Cospas-Sarsat thì khi tàu chìm xuống độ sâu khoảng 2-4m, dưới áp lực của nước, khóa của bộ nhả thủy tĩnh sẽ được bật tung ra, làm thiết bị được giải phóng ra giá đỡ và nổi lên trên mặt biển. Nước biển lúc này sẽ làm dây dẫn điện ngắt mạch phao, làm phao kích hoạt, tự động phát tín hiệu cấp cứu lên vệ tinh.

Về nguyên tắc, tất cả tín hiệu cấp cứu hàng hải được phát ra từ hệ thống vô tuyến mặt đất hay các hệ thống vệ tinh như Inmarsat hay Cospas-Sarsat thì hệ thống Đài thông tin duyên hải Việt Nam (do Vishipel quản lý) đều nhận được. Nhưng đến nay tàu Vinalines Queen vẫn "bặt vô âm tín".

Nguyên nhân khiến tàu Vinanlines Queen gặp gại nạn có thể là do tàu chở Nikel. Quặng sắt hay quặng nickel bình thường được coi là thứ hàng khô ráo. Nhưng khi quặng hút ẩm, sẽ xảy ra hiện tượng hóa lỏng.Khi trở thành thứ hàng lỏng, có mặt thoáng tự do, hàng sẽ có xu hướng xô về một hướng khi tàu lắc và không quay trở về vị trí cân bằng ở trung tâm nữa, khiến góc nghiêng của tàu tăng nhanh, tàu mất ổn định và lật nhào. Hơn nữa đây là tàu có trọng tải lớn, do đó khi chìm thì lượng vật liệu hoá lỏng này đã hút hết thiết bị và phao không bật được.

Đại diện Vishipel cho biết, đến thời điểm này đơn vị vẫn tiếp tục phát đi những thông tin quảng bá tìm kiếm tàu Vinalines Queen trên tất cả các hệ thống thông tin vô tuyến mặt đất và vệ tinh với tần suất phát cao nhất, nhưng hy vọng là rất mong manh.

Theo Lôi Thế Thương
ICTnews

Theo Đăng lại
MỚI - NÓNG
Nhiều ngôi sao thể thao thế giới tới Việt Nam
Nhiều ngôi sao thể thao thế giới tới Việt Nam
TPO - Trong dịp 30/4-1/5, người hâm mộ bất ngờ đón chào tay vợt huyền thoại Roger Federer, vận động viên golf nổi tiếng Sir Nick Faldo khi họ du lịch tới Hội An, Quảng Nam. Tại Đà Nẵng ngày 28/4, các siêu sao bóng đá Brazil đã xuống bãi biển Đà Nẵng chơi bóng cùng người hâm mộ. 
Cụ ông tử vong nghi do sốc nhiệt
Cụ ông tử vong nghi do sốc nhiệt
TPO - Khi đang đi trên đường để về nhà giữa nắng nóng 42 độ C, cụ ông 80 tuổi ở Hà Tĩnh bị ngất xỉu. Nạn nhân được đưa đến bệnh viện, nhưng tử vong sau đó nghi do sốc nhiệt.
Đổ xô đi đảo Lý Sơn
Đổ xô đi đảo Lý Sơn
TPO - Từ ngày 27-29/4, huyện đảo Lý Sơn, Quảng Ngãi đón hơn 6.000 lượt du khách đến tham quan, du lịch. Ban quản lý Cảng Sa Kỳ đã bố trí tăng hàng chục chuyến tàu cao tốc, siêu tốc mỗi ngày. Hiện toàn bộ cơ sở homestay, nhà nghỉ, khách sạn trên đảo đã kín phòng.