Rục rịch chờ hướng dẫn

Chọn thí điểm siết nhập khẩu, nhưng quận Hải Châu chưa nhận được văn bản hướng dẫn (ảnh chụp tại trung tâm hành chính quận Hải Châu ngày 3 - 2). Ảnh: Nguyễn Huy
Chọn thí điểm siết nhập khẩu, nhưng quận Hải Châu chưa nhận được văn bản hướng dẫn (ảnh chụp tại trung tâm hành chính quận Hải Châu ngày 3 - 2). Ảnh: Nguyễn Huy
TP - Hai quận được chọn thí điểm hạn chế nhập cư là Hải Châu và Thanh Khê (TP Đà Nẵng), vẫn còn chờ văn bản hướng dẫn cụ thể từ thành phố. Nghĩa là chưa siết được.

> Đà Nẵng bắt đầu siết nhập cư tại 2 quận trung tâm

Chọn thí điểm siết nhập khẩu, nhưng quận Hải Châu chưa nhận được văn bản hướng dẫn (ảnh chụp tại trung tâm hành chính quận Hải Châu ngày 3 - 2). Ảnh: Nguyễn Huy
Chọn thí điểm siết nhập khẩu, nhưng quận Hải Châu chưa nhận được văn bản hướng dẫn (ảnh chụp tại trung tâm hành chính quận Hải Châu ngày 3 - 2). Ảnh: Nguyễn Huy.
 

Tại Trung tâm hành chính quận Hải Châu những ngày sau Tết, công tác giải quyết hộ khẩu vẫn tiếp diễn bình thường. Nữ công an trực cửa hộ khẩu (số 1) hướng dẫn chúng tôi đọc các quy định về điều kiện đăng ký tạm trú, nhập, tách khẩu... Trong đó, phải đảm bảo điều kiện có ít nhất 1 năm đăng ký tạm trú hợp pháp tại địa chỉ cho nhập nhờ hộ khẩu.

Thắc mắc về quy định “siết” nhập cư vào quận Hải Châu với các trường hợp thiếu việc làm, không có chỗ ở ổn định, nữ nhân viên hướng dẫn thêm: cần có hợp đồng lao động không xác định thời hạn với các cơ quan nhà nước hoặc đơn vị sử dụng lao động trên địa bàn theo mẫu quy định của Sở LĐ-TB&XH để đơn vị tiến hành xét, duyệt nhập nhờ hộ khẩu. Tuy nhiên, nữ công an này nhấn mạnh: muốn nhập khẩu, nhập nhờ hộ khẩu vào địa bàn sẽ được ngành chức năng kiểm tra, rà soát kỹ, tùy theo từng đối tượng.

Cùng ngày, tại Tổ một cửa thuộc Trung tâm hành chính quận Thanh Khê, chúng tôi lại nhận được hướng dẫn “tạm ngừng” với các trường hợp nhập nhờ hộ khẩu. Theo 2 nữ công an trực tổ hộ khẩu ngày 3-2, quận đang tạm ngừng xét duyệt nhập nhờ hộ khẩu vào địa bàn với lý do “chờ Quốc hội xem xét và hướng dẫn của thành phố”. Riêng trường hợp đăng ký hộ khẩu với các điều kiện: có nhà ở riêng, sổ đỏ… vẫn được tiến hành.

Trao đổi về hướng dẫn cần có hợp đồng lao động không xác định thời hạn của quận Hải Châu, nhiều người lắc đầu kêu khó vì không phải ai cũng có điều kiện làm việc tại các cơ quan nhà nước, doanh nghiệp trên địa bàn.

“Với các trường hợp làm việc tại gia, làm nghề truyền thống như hàng mã gắn bó với gia đình cả chục năm nay chẳng lẽ không thể coi là nghề nghiệp ổn định? Nhưng mình lấy đâu ra hợp đồng lao động theo quy định” - anh Vũ (37 tuổi, quê Phong Điền, Thừa Thiên - Huế), lao động nhập cư Đà Nẵng phân trần.

Chưa có văn bản hướng dẫn

Hạn chế nhập cư vào Đà Nẵng được Hội đồng nhân dân TP Đà Nẵng ra nghị quyết tại kỳ họp thứ 3 (tháng 12- 2011).

Tháng 1-2012, Chủ tịch UBND TP Văn Hữu Chiến đã ban hành công văn “Về việc tăng cường công tác quản lý nhà nước, lập lại trật tự kỷ cương trên một số lĩnh vực”, yêu cầu Công an TP tạm dừng giải quyết đăng ký thường trú mới đối với các trường hợp có chỗ ở là nhà thuê, mượn, ở nhờ, không có nghề nghiệp ổn định; tăng cường công tác quản lý cư trú, nhất là việc quản lý sau đăng ký tạm trú, thường trú tại nhà thuê, nhà mượn, nhà ở nhờ…

Mới đây, Bí thư Thành ủy Đà Nẵng Nguyễn Bá Thanh trong buổi giao ban đầu năm với các sở ban ngành đã chọn 2 quận trung tâm Hải Châu và Thanh Khê làm thí điểm thực hiện chủ trương này.

Tuy nhiên, theo ông Lê Anh – Chủ tịch UBND quận Hải Châu, đến nay địa phương chưa nhận được văn bản hướng dẫn cụ thể. Hiện, công tác hộ khẩu được tiến hành theo các quy định cũ nhưng có chọn lọc.

Ông Anh lý giải: Đà Nẵng siết nhập cư thành “công dân Đà Nẵng” với các trường hợp hàng rong, vé số, thiếu việc làm... Thành phố có nhiều chính sách về bố trí nhà ở, chung cư, tạo việc làm cho các hộ khó khăn, thiếu nhà cửa, nếu nhập cư ồ ạt sẽ gây áp lực lớn lên các chính sách này, chưa kể việc tắc đường, an ninh trật tự và chất lượng dân số.

Ông Trần Văn Huy, Chủ tịch UBND quận Thanh Khê cũng cho hay: Chưa nhận được văn bản cụ thể của thành phố. Trước mắt, quận chỉ đạo công an, ngành chức năng tiến hành rà soát công tác hộ khẩu, xây dựng kế hoạch cụ thể để có thể triển khai trên địa bàn, phù hợp với các văn bản pháp luật và Nghị quyết của HĐND TP Đà Nẵng.

Về vấn đề “tạm ngừng” các trường hợp nhập nhờ hộ khẩu vào Thanh Khê, ông Huy nhấn mạnh: Quận chưa có quy định này, nếu đủ điều kiện nhập nhờ vẫn xem xét và chấp duyệt.

Thượng tá Trần Phước Hương - Chánh văn phòng Công an TP Đà Nẵng cũng nói, công an thành phố chưa nhận văn bản hướng dẫn của UBND TP Đà Nẵng và chưa chỉ đạo công an các quận, huyện tạm dừng đăng ký hộ khẩu mới đối với các trường hợp trên.

Kết quả điều tra dân số và nhà ở năm 2009, dân số Đà Nẵng chỉ xếp thứ 43 trên cả nước với khoảng 887.000 dân, đứng thứ 13 về mật độ dân số và là địa phương có tỷ lệ dân cư sống tại thành thị cao nhất nước.

Theo lãnh đạo Đà Nẵng: Việc gia tăng dân số cần đi đôi với chất lượng dân số địa phương. Bí thư Thành ủy Nguyễn Bá Thanh nhấn mạnh: Đà Nẵng không cấm cửa hoàn toàn như dư luận nhầm tưởng thời gian gần đây mà là chọn lọc để nâng cao chất lượng dân số.

Theo Báo giấy
MỚI - NÓNG
Ngừng phiên tòa tranh chấp liên quan đến Hoa hậu Lê Hoàng Phương
Ngừng phiên tòa tranh chấp liên quan đến Hoa hậu Lê Hoàng Phương
TPO - Sau khi xuất hiện bằng chứng mới, Hội đồng xét xử quyết định tạm dừng phiên tòa  tranh chấp Hợp đồng quảng bá thương hiệu giữa Ban tổ chức cuộc thi Miss Grand Vietnam 2023 (BTC) và Công ty Cổ phần Bệnh viện Phẫu thuật thẩm mỹ Nam An (Bệnh viện Nam An), trong đó Hoa hậu Lê Hoàng Phương tham gia tố tụng với tư cách người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan.