"Trảm" điểm trông giữ xe ở 262 tuyến phố

Từ hôm nay, Hà Nội sẽ dẹp điểm trông giữ xe ở 262 tuyến phố. Ảnh: Trọng Đảng
Từ hôm nay, Hà Nội sẽ dẹp điểm trông giữ xe ở 262 tuyến phố. Ảnh: Trọng Đảng
TP - Sáng nay, liên ngành GTVT - Công an Hà Nội ra quân rà soát, kiểm tra và xử lý việc trông giữ xe trên 262 tuyến phố đã được TP Hà Nội chỉ đạo cấm để phương tiện từ ngày 16-2.

> Ngày mai xử phạt trông giữ xe trái phép

Từ hôm nay, Hà Nội sẽ dẹp điểm trông giữ xe ở 262 tuyến phố. Ảnh: Trọng Đảng
Từ hôm nay, Hà Nội sẽ dẹp điểm trông giữ xe ở 262 tuyến phố. Ảnh: Trọng Đảng.
 

Thông báo tại cuộc họp triển khai tại Sở GTVT chiều qua, ông Nguyễn Quốc Hùng, Giám đốc Sở GTVT Hà Nội cho biết, tính đến chiều 15-2, việc gửi thông báo thu hồi các giấy phép đến các đơn vị, doanh nghiệp có hoạt động trông giữ xe trên 262 tuyến phố đã cơ bản hoàn thành.

Theo đó bắt đầu từ sáng 16-2, liên ngành GTVT – Công an chia thành nhiều tổ công tác đi kiểm tra, rà soát việc chấp hành quy định này trên nhiều tuyến phố trung tâm tại 9 quận nội thành, như: Bà Triệu; Phố Huế - Hàng Bài, Lê Duẩn, Hồ Hoàn Kiếm (quận Hoàn Kiếm); Kim Mã, Nguyễn Thái Học, Nguyễn Chí Thanh, Hoàng Hoa Thám (Ba Đình); Giải Phóng, Minh Khai, Bạch Mai (Hai Bà Trưng), Giảng Võ, Cát Linh, Thái Hà - Chùa Bộc, Trường Chinh (Đống Đa)...

Cụ thể, trong quá trình kiểm tra nếu phát hiện điểm trông giữ xe vi phạm quy định, liên ngành sẽ triệt để xử lý. “Việc thu hồi giấy phép của nhiều điểm trông giữ xe ở lòng đường, vỉa như vậy cũng là một trong các giải pháp giảm ùn tắc giao thông mà thành phố Hà Nội đang triển khai”, ông Hùng nhấn mạnh.

Thiếu tướng Trần Thuỳ, PGĐ CA TP Hà Nội cũng cho rằng, bắt đầu sáng 16-2, liên quân sẽ kiểm tra, thu hồi giấy phép đến đâu sẽ có lực lượng kẻ vạch sơn, cắm biển báo cấm đến đó. “Trước đây, liên ngành cũng đã nhiều lần phối hợp kiểm tra, xử lý các điểm trông giữ xe vi phạm và phạt tiền gần 5 tỷ đồng. Tuy nhiên, chuyển biến rất ít, lần này có sự chỉ đạo sát sao của thành phố liên quân sẽ làm cương quyết hơn”, ông Thùy phát biểu.

Chiều qua, theo ghi nhận của PV Tiền Phong, nhiều doanh nghiệp có hoạt động trông giữ xe trên các tuyến phố cấm vẫn nhộn nhịp. Một số tuyến phố như Nguyễn Chí Thanh, Giải Phóng - Lê Duẩn, Yết Kiêu, Trần Bình Trọng... không những vẫn nhận trông giữ xe trên vỉa hè, lòng đường mà các biển báo điểm trông giữ xe vẫn chưa được doanh nghiệp gỡ xuống.

Xã Đàn một trong các tuyến phố xóa điểm đỗ xe trên đường. Ảnh: Trọng Đảng
Xã Đàn một trong các tuyến phố xóa điểm đỗ xe trên đường.
Ảnh: Trọng Đảng.
 

Cấm, dân gửi ở đâu?

Theo văn bản 796 UBND TP Hà Nội, chỉ yêu cầu liên ngành GTVT- Công an thu hồi giấy phép trông giữ xe của 262 tuyến phố mà không hướng dẫn, thông báo người dân, cơ quan trên các tuyến phố cấm vậy nên nhiều người băn khoăn không biết sẽ gửi xe ở đâu.

Anh Nguyễn Minh Tiến, GĐ Cty Phần mềm Công nghệ Phúc Hưng (đường Trường Chinh – Thanh Xuân) cho biết, từ hôm nhận được thông báo từ ngày 16-2, điểm trông giữ xe của HTX Thành Công trên đường Trường Chinh (đoạn gần nút giao thông Ngã Tư Sở) sẽ dừng hoạt động, lãnh đạo Cty rất lo lắng vì không biết để xe của anh em ở đâu. Nhiều người dân và các cơ quan trên đường Bà Triệu cũng băn khoăn tương tự.

“Sở GTVT chỉ đưa ra danh sách các tuyến phố cấm, không có hướng dẫn, thông báo người dân gửi xe ở đâu là chưa hợp lý. Chúng tôi ủng hộ chủ trương chống ùn tắc của thành phố nhưng nếu cấm nơi này mà không mở nơi kia thì người dân và hàng trăm cơ quan, đoàn thể trên đường Bà Triệu biết đi đâu gửi xe”, ông Hà Văn Tình, một người dân sống trên đường Bà Triệu đặt câu hỏi.

Theo ông Hùng trong tờ trình lên UBND thành phố, Sở GTVT đã liệt kê rõ tuyến phố nào cấm, các tuyến phố nào đỗ để nhân dân tiện thực hiện. Tuy nhiên, trong văn bản 796 của UBND TP yêu cầu thu hồi giấy phép trông giữ xe trên 262 tuyến phố gửi liên ngành lại không thấy nói đến các tuyến phố mà Sở GTVT đã đề xuất cấp phép đỗ xe.

Theo Báo giấy
MỚI - NÓNG
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
TPO - Kiểm toán Nhà nước (KTNN) chỉ ra những thiếu sót, bất cập, đồng thời đưa ra khuyến nghị giúp các tập đoàn, tổng công ty nhà nước hoàn thiện, nâng cao hiệu quả quản lý tài chính công, tài sản công. Đáng chú ý, KTNN cũng cảnh báo một số doanh nghiệp có dấu hiệu mất an toàn về tài chính.
Năm học 2023-2024, Hà Nội được bổ sung 2.648 biên chế giáo dục.
Hà Nội thiếu hơn 16.000 biên chế giáo dục
TPO - Số biên chế sự nghiệp giáo dục của thành phố Hà Nội thiếu so với định mức do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định là 16.004 người. Năm học 2023- 2024, thành phố đề nghị được giao thêm 8.939 biên chế khối giáo dục nhưng chỉ được bổ sung 2.648 biên chế.