Quy hoạch rồi đắp chiếu

Bãi đỗ xe Gia Thụy dở dang, hoang vắng. Ảnh: Trọng Đảng
Bãi đỗ xe Gia Thụy dở dang, hoang vắng. Ảnh: Trọng Đảng
TP - Cùng với quy hoạch 35 điểm đỗ nội đô, từ năm 2001, TP Hà Nội lần lượt quy hoạch 9 bãi đỗ xe khu vực cửa ngõ, triển khai từ năm 2001 đến 2005. Nhưng…

> Các dự án bãi đỗ xe bị bóp méo thế nào?

Bãi đỗ xe Gia Thụy dở dang, hoang vắng. Ảnh: Trọng Đảng
Bãi đỗ xe Gia Thụy dở dang, hoang vắng. Ảnh: Trọng Đảng.
 

Quy hoạch 10 ha, xây 5 ha

Theo quy hoạch 9 bãi đỗ xe gồm Gia Thụy (Long Biên); Bắc Yên Viên (Gia Lâm); Mai Lâm (Đông Anh); Xuân Phương, Tây Tựu, Phùng Khoang (Từ Liêm); Lĩnh Nam, Kim Ngưu (Hoàng Mai); Vĩnh Quỳnh (Thanh Trì) có tổng diện tích gần 40 ha.

Cty Khai thác điểm đỗ xe Hà Nội là đơn vị được UBND thành phố giao giải phóng mặt bằng và thực hiện. Tuy nhiên, đến năm 2004, cả 9 dự án lần lượt được UBND TP Hà Nội giao lại cho các quận huyện, hoặc các Cty trực thuộc thành phố triển khai.

Bãi đỗ xe Gia Thuỵ năm 2001 được TP Hà Nội quy hoạch với tổng diện tích mặt bằng hơn 10 ha. Năm 2005, được giao lại cho quận Long Biên triển khai. Khi về quận Long Biên, quy hoạch bãi đỗ xe Gia Thuỵ được xé làm dự án Xây dựng dịch vụ bãi đỗ xe Gia Thuỵ và dự án trung tâm thương mại Gia Thuỵ. Với quy mô chỉ còn 5 ha, năm 2008, dự án bãi đỗ xe Gia Thuỵ bắt đầu được triển khai.

Đến thời điểm này, tuy được thiết kế 1 đến 3 tầng, nhưng bãi đỗ xe này mới thi công đến hạng mục nhà điều hành, hàng rào và gara ô tô rồi để đó. Toàn bộ bãi đỗ xe, đặc biệt là khu gara có mái che trở thành khu công trường hoang vắng, cỏ mọc um tùm.

Tuy đã được xây dựng gần như hoàn thiện nhưng do lối ra vào không tiện nên điểm đỗ xe Hải Bối hầu như không thể tiếp nhận phương tiện. Còn bãi đỗ Kim Ngưu ngoài là điểm đỗ của xe tải, hiện một phần diện tích được chuyển sang cửa hàng kinh doanh.

Bỏ không vì dân chưa có nhu cầu?

Ông Lê Anh Quân, Phó Chủ tịch UBND quận Long Biên (chủ đầu tư), nói, do muốn tăng hiệu quả đầu tư nên năm 2006, quận đề xuất quy hoạch bãi đỗ xe Gia Thuỵ thành dự án “Trung tâm thương mại, khách sạn, dịch vụ, bãi đỗ xe Gia Thuỵ và Phúc Đồng” và đã được TP Hà Nội chấp thuận. “5 ha là dành cho bãi đỗ xe, nếu tính cả 3,97 ha xây trung tâm dịch vụ trong bãi đỗ xe, thì bãi đỗ xe Gia Thuỵ có tổng diện tích hơn 8 ha”, ông Quân nói.

Theo ông Quân, về cơ bản, các hạng mục của bãi đỗ xe đã hoàn thành, nhưng do người dân trên địa bàn chưa có nhu cầu nên dự án chưa thể hoạt động theo công suất thiết kế. Theo ông, việc xây dựng bến xe này là giữ đất cho tương lai; dân số quận hiện chỉ 25 vạn, đời sống còn thấp.

Lý giải về việc bãi đỗ xe thành cửa hàng kinh doanh và bến đỗ xe tải, ông Vũ Thanh Sơn, TGĐ Tổng Cty Thương mại Hà Nội – Hapro (chủ đầu tư của bến đỗ Kim Ngưu, Hải Bối), cho rằng, sau khi được quy hoạch lại, chức năng chính của hai bãi đỗ xe trên chỉ phục vụ cho xe tải bốc dỡ, trung chuyển hàng hóa ở khu vực đầu mối, không phải bãi đỗ xe công cộng. Do điểm đỗ xe Kim Ngưu còn một số khu vực đất lưu không, xe tải không vào được nên Tổng Cty đang giao Cty Vật liệu xây dựng tận dụng”, ông Sơn nói.

UBND TP Hà Nội vừa có văn bản nêu rõ: Sở KH& ĐT chủ trì, phối hợp với Sở GTVT, UBND các quận huyện và các đơn vị liên quan đẩy nhanh tiến độ các điểm, bãi đỗ xe, bến xe tĩnh. Đề xuất báo cáo các phương án, giải pháp với UBND TP trong tháng 3. 

Trọng Đảng
(Còn nữa)

Theo Báo giấy
MỚI - NÓNG