Bỏ quên quy hoạch nông thôn

Bỏ quên quy hoạch nông thôn
TP - Khi Hà Nội mở rộng, thu nạp thêm nhiều diện tích của Hà Tây, Vĩnh Phúc, Hòa Bình, điều tất nhiên và không thể tránh khỏi là quá trình đô thị hóa diễn ra ở những vùng nông thôn nay đã thuộc về Thủ đô.

> Chỉnh sửa tiếp quy hoạch chung Hà Nội

Chuyện đất lên giá, mua bán đất ruộng, như thường lệ, đã và đang xảy ra. Những khu “đô thị” dù chắp vá, lộ cộ vẫn đang mọc lên từng ngày.

Tất nhiên, người nông dân không thể giữ mãi cây đa, giếng nước, sân đình, những cái cầu tiêu lạc hậu để cho một số người thành phố lâu lâu về trầm trồ khen “cái chất quê vẫn đậm đà”. Họ hoàn toàn có quyền mơ đến những tiện nghi hiện đại như máy điều hòa nhiệt độ, toa-let với bồn cầu xả nước hợp vệ sinh…

Cũng không thể tránh khỏi việc tích tụ đất đai của những người có tiền muốn mua lấy cái rộng rãi, thanh bình của vùng ven đô để làm trang trại, thái ấp vì điều đó cũng chẳng có gì sai trái.

Ai đó có nói chuyện người nông dân bán đất, bán ruộng để “lên đời” mua xe máy, ô tô dù biết rằng sẽ không còn đất để cấy lúa, trồng trọt là “thiển cận, thiếu tầm nhìn”, hoặc lo rằng con cái những người nông dân ấy sau khi tiêu hết tiền sẽ lại lang thang lên thành phố làm thuê thì chuyện đó vẫn diễn ra. Cuộc sống có quy luật tự điều chỉnh. Người nông dân, con cái họ sẽ phải tự tìm đường thay đổi sinh kế, chuyển đổi công ăn việc làm.

Nhưng việc mua bán đất nở rộ ở các vùng ven, huyện ngoại thành của Hà Nội đang đặt ra những vấn đề cho cơ quan quản lý mà nếu không rốt ráo ngay từ đầu, có thể trong tương lai xã hội sẽ phải trả giá. Khi những “đô thị” tự phát mọc lên ở những vùng nông thôn, ai có ngờ rằng đến làng quê giờ cũng xảy ra tắc đường, kẹt xe.

Lý do là cơ sở hạ tầng, thứ mà người dân không thể tự mình cải tạo, đã không theo kịp với tốc độ và mức độ tập trung dân số ở một số vùng nông thôn khi hàng loạt các nhà ống, nhà cao tầng mọc lên sau những hợp đồng bán đất. Ngày xưa, đường làng xe trâu chạy phăm phăm, thì nay, đất ở của người nông dân bị thu hẹp, đường sá trở nên chật chội vì người, nhà tăng lên, ô tô xe máy đông đúc hơn.

Hồ ao bị lấp, cống rãnh quá tải, thêm vào đó là những cơ sở sản xuất thủ công ở thôn quê, nơi tập trung không ít nông dân mới bán ruộng bỏ nghề nông… là những yếu tố khiến môi trường nông thôn ngày càng trở nên ngột ngạt. Có lẽ chưa bao giờ ở vùng nông thôn nước ta, người dân phải sống trong những ngôi nhà ống mà diện tích sàn chỉ trên 20m2.

Cách đây 7 năm, đã có bài báo dẫn lời chuyên gia dự báo, “nếu các cơ quan chức năng không làm hết trách nhiệm hay thiếu tầm nhìn trong việc quy hoạch thì sẽ xảy ra tắc đường, kẹt xe ngay tại thôn quê”. Dự báo ấy nay đã thành sự thật!

Ông Nguyễn Việt Châu - nguyên Viện trưởng Nghiên cứu kiến trúc từng nói, nông thôn đang “đòi” quy hoạch và quy hoạch cho nông thôn cũng là thực hiện công bằng xã hội. Tại sao đô thị được quy hoạch mà nông thôn lại bị bỏ quên? Theo ông Châu, nếu chậm trễ trong vấn đề này, cái giá phải trả sẽ rất đắt.

Theo Báo giấy
MỚI - NÓNG
Nắng nóng gay gắt còn tiếp diễn ở miền Bắc, miền Trung trong các tháng tớiẢnh: Như Ý
Nắng nóng gay gắt sắp tái diễn
TP - Từ nay đến hết tháng 5, miền Bắc và miền Trung có thể đón 2 đợt nắng nóng gay gắt, nhiều nơi có khả năng xuất hiện nắng nóng đặc biệt gay gắt với mức độ khốc liệt tương đương đợt nắng nóng cuối tháng 4.
Tác phẩm dự thi Vẽ bìa Quyển sách tôi yêu của em Phan Phương Linh, lớp 11K, THPT chuyên Long An
Một thoáng tranh luận về 'dâm thư' của Ocean Vương
TP - Gần đây các vị phụ huynh đã chịu khó đọc cùng con hơn. Thể hiện qua vụ bài thơ của Nguyễn Thế Hoàng Linh được đưa vào sách giáo khoa bị chê hồi tháng 10/2023. Và mới đây là "Một thoáng ta rực rỡ ở nhân gian" bị một phụ huynh có con học trường quốc tế ở TPHCM cho là “dâm thư”.
Học sinh bậc THPT thường gặp nhiều khó khăn, áp lựcẢnh: PV
Học sinh bối rối chọn ngành nghề
TP - Học sinh THPT ở độ tuổi nhạy cảm, dễ tổn thương và gặp khó khăn khi định hướng nghề nghiệp cũng như chịu nhiều áp lực từ học tập, thi cử. Tuy nhiên, nhiều trường hợp chưa được phát hiện và hỗ trợ tư vấn, điều trị kịp thời.