Đạo đức hay pháp luật?

Đạo đức hay pháp luật?
TP - Tại nhiều thành phố ở châu Âu, người dân phải trả tiền nước sinh hoạt cho cả đầu vào lẫn đầu ra theo 2 đồng hồ nước khác nhau, thường thì giá nước thải đầu ra đắt gấp 2-3 lần giá nước sạch đầu vào.

> Kiếm tiền bằng mọi giá
> Cơ quan điều tra tiếp nhận mẫu nước thải sau xử lý của Sonadezi

Điều đó có nghĩa rằng, nước thải sinh hoạt ở đây bắt buộc phải gom lại theo đường ống riêng tới các nhà máy xử lý, trước khi thải ra môi trường. Đây cũng là lý do khiến người dân châu Âu rất có ý thức tiết kiệm nước trong sinh hoạt hằng ngày.

Tại Đức, nước đi đầu trong lĩnh vực bảo vệ môi trường, các nhà hàng buộc phải có hệ thống xử lý nước thải và khí thải riêng theo một tiêu chuẩn nghiêm ngặt.

Báo cáo về nước thải của Liên Hợp Quốc năm 2010 có đưa ra số liệu về việc xử lý nước thải sinh hoạt tại hai thành phố lớn ở châu Á là Jakarta (9 triệu dân, Indonesia) và Sydney (4 triệu dân, Australia). Theo đó chỉ có chưa đầy 3% trong tổng số 1,3 triệu m3 nước thải hằng ngày ở Jakarta được xử lý trước khi thải ra môi trường, trong khi đó con số này ở Sydney là 100% với 1,2 triệu m3.

Cũng theo Báo cáo trên, số bệnh nhân mắc các bệnh liên quan tới nguồn nước bị ô nhiễm luôn chiếm tới 50% tổng số giường bệnh trên toàn thế giới, và số người chết vì nước bị ô nhiễm nhiều hơn số người chết trong tất cả các cuộc bạo loạn và chiến tranh cộng lại.

Dẫn ra những điều trên để thấy rằng, việc xử lý nước thải, bảo vệ nguồn nước nói riêng và môi trường sống nói chung là rất hệ trọng, không thể xem thường. Những nước còn nghèo, đang phát triển như Indonesia hay Việt Nam chưa thể nói đến chuyện xử lý nước thải sinh hoạt. Song đối với loại nước thải công nghiệp với nhiều loại hóa chất cực kỳ độc hại tàn phá môi trường, bất kỳ quốc gia nào dù giàu hay nghèo cũng đều phải quan tâm xử lý.

Nhưng thật đáng buồn, từ Bắc chí Nam hàng loạt dòng sông đang bị bức tử như Thị Vải là điều có thật, hàng loạt thương hiệu sản xuất lớn lần lượt “noi gương” Vedan âm thầm xả trộm, phá hủy môi trường cũng là điều có thật. Tệ hại hơn, mới đây chính một nhà máy làm nhiệm vụ xử lý nước thải cho cả KCN (Long Thành, Đồng Nai) lại xả trộm nước thải bẩn.

Nhiều người giật mình, ngỡ ngàng cho đạo đức doanh nghiệp thời kinh tế thị trường, khi lợi nhuận đang là mục tiêu tối thượng và duy nhất cho hoạt động của họ. Song một câu hỏi đặt ra, không lẽ chỉ riêng Việt Nam mới có kinh tế thị trường, không lẽ doanh nghiệp tại các nước Âu, Mỹ không tìm mọi cách tối đa hóa lợi nhuận ? Câu trả lời nằm ở chính tính nghiêm minh và hiệu quả của hệ thống pháp luật trong lĩnh vực bảo vệ môi trường của mỗi quốc gia.

Rõ ràng, để bảo vệ môi trường, phát triển bền vững, không thể chỉ trông chờ vào lương tâm và đạo đức của các doanh nghiệp.

Ngoài việc nâng cao ý thức về bảo vệ môi trường của toàn xã hội, rất cần một bộ luật nghiêm minh với các chế tài đủ mạnh, và trách nhiệm thực sự của các cơ quan hành pháp liên quan. Có như vậy doanh nghiệp mới không thể và không dám tiếp tục kiếm tiền bằng cách phá hoại môi trường như hiện nay.

Theo Báo giấy
MỚI - NÓNG
Nhiều ngôi sao thể thao thế giới tới Việt Nam
Nhiều ngôi sao thể thao thế giới tới Việt Nam
TPO - Trong dịp 30/4-1/5, người hâm mộ bất ngờ đón chào tay vợt huyền thoại Roger Federer, vận động viên golf nổi tiếng Sir Nick Faldo khi họ du lịch tới Hội An, Quảng Nam. Tại Đà Nẵng ngày 28/4, các siêu sao bóng đá Brazil đã xuống bãi biển Đà Nẵng chơi bóng cùng người hâm mộ. 
Cụ ông tử vong nghi do sốc nhiệt
Cụ ông tử vong nghi do sốc nhiệt
TPO - Khi đang đi trên đường để về nhà giữa nắng nóng 42 độ C, cụ ông 80 tuổi ở Hà Tĩnh bị ngất xỉu. Nạn nhân được đưa đến bệnh viện, nhưng tử vong sau đó nghi do sốc nhiệt.
Đổ xô đi đảo Lý Sơn
Đổ xô đi đảo Lý Sơn
TPO - Từ ngày 27-29/4, huyện đảo Lý Sơn, Quảng Ngãi đón hơn 6.000 lượt du khách đến tham quan, du lịch. Ban quản lý Cảng Sa Kỳ đã bố trí tăng hàng chục chuyến tàu cao tốc, siêu tốc mỗi ngày. Hiện toàn bộ cơ sở homestay, nhà nghỉ, khách sạn trên đảo đã kín phòng.