Lương tâm & lương tháng

Lương tâm & lương tháng
TP - Lương y như từ mẫu. Nhưng khi đồng lương còn ít ỏi giữa lúc giá cả sinh hoạt đắt đỏ khiến một bộ phận bác sĩ đánh mất đi y đức của mình.

> Vấn nạn phong bì có thành 'văn hóa'?
> Tăng giá dịch vụ y tế để nâng chất lượng

Ai cũng biết một bác sĩ có tay nghề ít nhất phải trải qua 8 năm học tập trong trường đại học và rèn luyện ở các cơ sở y tế. Gian nan là vậy nhưng cứ nhìn vào bảng lương của họ ở các bệnh viện công đủ để thấy bác sĩ… nghèo đến nhường nào. Đó cũng là lý do vì sao dù mong muốn làm một lương y đúng nghĩa nhưng cuộc sống quá khó khăn buộc không ít bác sĩ phải nhận phong bì từ bệnh nhân.

Khi còn đương chức, Bộ trưởng Y tế Nguyễn Quốc Triệu nói rằng: “Bệnh nhân khỏi bệnh, ra viện rồi, muốn quay lại cảm ơn bác sĩ, đó là chuyện không ai cấm cản. Còn việc vòi vĩnh bệnh nhân khi họ đến chữa bệnh là điều khó chấp nhận”. Thế nhưng giải pháp để “lương tâm” của người bác sĩ không bị “lương tháng” đè nặng lên vai vẫn chưa được ngành y tế tìm cách tháo gỡ.

Một vài bệnh viện ở TPHCM hay Hà Nội đã có nhiều giải pháp chống tiêu cực như: Cấm bác sĩ nhận phong bì trong thời gian điều trị cho bệnh nhân hay yêu cầu các nhân viên y tế giám sát lẫn nhau. Tuy nhiên việc này gần như không hiệu quả khi mà cái gốc của vấn đề vẫn chưa được giải quyết triệt để: Đồng lương và thu nhập quá thấp.

“Thay vì canh bác sĩ nhận phong bì, vòi vĩnh bệnh nhân để đuổi việc hay xử lý họ, bệnh viện nên tìm cách nâng cao thu nhập của bác sĩ để xứng đáng với công sức và trí tuệ mà họ bỏ ra”- một bác sĩ trong lĩnh vực ngoại khoa tâm sự. Việc cải thiện đời sống cho bác sĩ, để họ chuyên tâm với công việc cao quý này không phải là quá khó.

Nhiều chuyên gia trong ngành y cho rằng, bệnh viện làm chuyên môn giỏi, dịch vụ tốt, ắt hẳn sẽ có nhiều bệnh nhân tìm đến và khi ấy thu nhập của bác sĩ cũng tăng lên. Khi cuộc sống không còn nghèo túng, tất yếu y đức sẽ được đề cao, chuyện phong bì lót tay sẽ khó diễn ra.

Tại các bệnh viện tư hiện nay, khi người bệnh trở thành “thượng đế” thực sự, được chăm chút từng bữa ăn giấc ngủ thì chuyện dấm dúi phong bì, vòi vĩnh của bác sĩ đã không còn đất sống. Còn bệnh viện công? Bác sĩ kiệm lời, hờ hững… khiến người bệnh có cảm giác bất an, sợ sệt, thậm chí van xin được cứu chữa. Dù không muốn nhưng họ bất đắc dĩ trở thành người chủ động dấm dúi phong bì để được bác sĩ ban ơn.

Theo Báo giấy
MỚI - NÓNG
Bình luận

Có thể bạn quan tâm

Đột phá từ cán bộ

Đột phá từ cán bộ

TP - Từ ngày 1/7 tới đây, Việt Nam chính thức chuyển mình qua một dấu mốc quan trọng: bộ máy hành chính không còn 63 tỉnh, mà chỉ còn 34 đơn vị cấp tỉnh. Cấp huyện – vốn từng là một tầng nấc trong bộ máy cũ - sẽ được gỡ bỏ, nhường chỗ cho mô hình hai cấp: tỉnh và xã, đi thẳng, gọn, và gần dân hơn bao giờ hết.
Nhìn mình đi

Nhìn mình đi

TP - "Nếu như nói một ngày nào đó trong trường học không còn bạo lực, thì tôi có thể nói được, đó là ngày mà người lớn không còn đánh nhau nữa. Ngày đó, trẻ con sẽ nhìn nhau bằng ánh mắt yêu thương thuần túy mà thôi". Câu trả lời chất vấn trước Quốc hội của Bộ trưởng Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn nhận được chia sẻ của đông đảo dư luận mấy ngày qua. Nó đánh thẳng vào suy tư và cảm xúc của mỗi người, về thái độ nhìn nhận hiện thực đời sống.
Làm sạch thị trường

Làm sạch thị trường

TP - Hôm 16/6, giữa cuộc họp tại Thành ủy Hà Nội, Tổng Bí thư Tô Lâm đã nói một câu rất ngắn – nhưng như một lát cắt rạch thẳng vào lớp sương mù đang bao phủ thị trường: Bản chất của việc các quầy hàng đóng cửa là do hàng giả, hàng gian.
Khối C

Khối C

TP - Tổ hợp C00 gồm 3 môn Văn, Sử, Địa, mà hồi xưa vẫn gọi là khối C, đang bị nhiều nơi đào thải khỏi phương án tuyển sinh đại học năm nay. Toàn những lò đào tạo khoa học xã hội thuộc top đầu cả nước. Như trường ĐH Khoa học xã hội và Nhân văn, trường ĐH Luật (ĐH Quốc gia Hà Nội), Học viện Báo chí và Tuyên truyền,... Học báo chí, luật, công tác xã hội, tâm lý học, văn hóa học, Việt Nam học, xã hội học... mà lại né xa chùm ba môn Văn, Sử, Địa?!
Tư nhân mở 'cao tốc'

Tư nhân mở 'cao tốc'

TP - “Tư nhân mở cao tốc kinh tế” - phát biểu đầy hàm súc của ông Nguyễn Văn Phúc, nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội, tại Hội thảo “Mở cao tốc cho kinh tế tư nhân”  do báo Tiền Phong tổ chức - không chỉ là một nhận định mang tính khuyến nghị, mà là một mệnh đề phát triển mang tính thời sự.
Chốt chặn

Chốt chặn

TP - Hàng loạt vụ án nghiêm trọng liên quan đến sản xuất, buôn bán lưu thông hàng giả đã và đang được phanh phui khiến dư luận nhức nhối. Những vụ sữa giả, thuốc giả, thực phẩm và thực phẩm chức năng giả... quy mô lên tới gần 600 nhãn hiệu sữa bột giả, hơn 900 nhãn hiệu gồm hàng trăm tấn thực phẩm bảo vệ sức khỏe giả...
Thuế

Thuế

TP - Tối 4/4, Tổng Bí thư Tô Lâm có cuộc điện đàm với Tổng thống Mỹ Donald Trump. Tổng Bí thư Tô Lâm khẳng định, Việt Nam sẵn sàng trao đổi với phía Mỹ để đưa mức thuế nhập khẩu về 0% đối với hàng hóa nhập khẩu từ Mỹ, đồng thời đề nghị Mỹ áp dụng mức thuế tương tự đối với hàng hóa nhập khẩu từ Việt Nam.
Thiếu quê hương?

Thiếu quê hương?

TP - Có lẽ chưa khi nào chúng ta nói nhiều, nghĩ nhiều về quê hương đến thế. Khi công cuộc sáp nhập, mở rộng địa giới hành chính đang diễn ra vô cùng khẩn trương. Trong cuộc đổi dời kì vĩ ấy, sẽ có vô vàn những cuộc chia tay. Chia tay với những tên tỉnh tên huyện tên làng xã đã bao đời thấm đẫm thương yêu như máu thịt. Chia tay những tháng năm “một cõi bên trời” để “ta về với người”...
Thúc đẩy tăng trưởng

Thúc đẩy tăng trưởng

TP - Thúc đẩy quyết liệt giải ngân đầu tư công, bơm vốn ra nền kinh tế… là những nhiệm vụ được Chính phủ nêu rõ và quyết liệt yêu cầu các bộ ngành, địa phương triển khai để bảo đảm mục tiêu tăng trưởng cả nước năm 2025 đạt 8% trở lên.