Xây dựng trung tâm cạnh Hồ Gươm là phạm luật

Xây dựng trung tâm cạnh Hồ Gươm là phạm luật
TP - Việc Tập đoàn Điện Lực Việt Nam (EVN) chọn địa điểm xây dựng Trung tâm Tài chính Thương mại Điện lực cạnh Hồ Gươm (Hà Nội) là vi phạm nghiêm trọng Luật Đất đai 2003. 

>> Vụ TT tài chính Điện lực: Bộ Xây dựng 'đá' lại chính mình
>> TT Tài chính Thương mại Điện lực được 'phù phép' cao gấp đôi!?

Xây dựng trung tâm cạnh Hồ Gươm là phạm luật ảnh 1

Việc xây dựng Trung tâm Tài chính Thương mại Điện lực cạnh Hồ Gươm là vi phạm nghiêm trọng Luật Đất đai 2003.

Việc xác định địa điểm xây dựng Trung tâm cạnh Hồ Gươm cùng với các thông báo chính thức yêu cầu các đơn vị có trụ sở hoặc cơ quan làm việc trong khu vực xây dựng như Cty Điện lực 1, Cty Điện lực Hà Nội, khách sạn Điện lực, Cơ quan tiếp dân của UBND thành phố… phải di chuyển và tìm thuê địa điểm làm việc, còn trụ sở đang làm việc phải tháo dỡ, phá bỏ để lấy mặt bằng xây dựng Trung tâm là sự vi phạm nghiêm trọng Luật Đất đai năm 2003.

Những việc làm trên còn trái với Nghị định số 199 ngày 2/12/2004 của Chính phủ, quy định về quy chế quản lý tài chính ở Cty Nhà nước, Nghị định số 199 ngày 26/6/2007 của Chính phủ xác định giá trị quyền sử dụng đất của các Cty Nhà nước hiện nay.

1. Trước hết, về mặt pháp lý, việc UBND thành phố Hà Nội và Bộ Xây dựng ra các thông báo đồng ý cho EVN xây dựng Trung tâm Tài chính Thương mại Điện lực cạnh Hồ Gươm khác với quy hoạch đã được công bố trong quyết định số 448 ngày 3/8/1996 của Bộ Xây dựng là hoàn toàn trái luật, cần được làm rõ và xử lý nghiêm minh.

Điều 5 (điểm 4) Luật Đất đai năm 2003 cũng xác định: “Nhà nước trao quyền sử dụng đất (SDĐ) cho người SDĐ qua hình thức giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền SDĐ đối với người đang SDĐ ổn định”.

Đặc biệt, Điều 32 còn chỉ rõ: “Việc giao đất, cho thuê đất đối với đất đang có người sử dụng cho người khác chỉ được thực hiện sau khi có quyết định thu hồi đất đó”.

Đối chiếu với các điều luật trên, Cty Điện lực I (trong đó có Khách sạn Điện lực là đơn vị trực thuộc) và Cty Điện lực Hà Nội là những chủ đất hợp pháp cả về mặt pháp lý và thực tiễn trên  trụ sở làm việc của mình suốt 53 năm qua (từ 1954 - 2007).

Chắc chắn về mặt pháp lý và thực tế 2 Cty này không có nhu cầu phải di dời, phá bỏ trụ sở, đi thuê địa điểm nơi khác để phải giao đất cho EVN xây dựng Trung tâm Tài chính Thương mại Điện lực. Và sau đó quản lý nó lại là một Cty Cổ phần kinh doanh trên lĩnh vực dịch vụ tài chính, đầu tư bất động sản, chứng khoán…

Đó là điều không thể chấp nhận được!

Theo Luật đất đai quy định, Cty Điện lực 1 cũng như Cty Điện lực Hà Nội chỉ bị Nhà nước ra quyết định thu hồi đất để giao cho các đơn vị khác khi không còn nhu cầu sử dụng, hoặc hết thời hạn sử dụng, hay sử dụng không đúng mục đích.

Khi EVN và UBND thành phố Hà Nội dùng quyền hành chính cấp trên để ra các thông báo, yêu cầu các đơn vị trực thuộc phải di dời trụ sở làm việc, trả lại đất đang có quyền sử dụng hợp pháp, thậm chí phải đi thuê nơi khác để có trụ sở làm việc là việc làm vi phạm nghiêm trọng Luật Đất đai năm 2003, vì chỉ có Nhà nước mới có quyền giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất và chuyển mục đích quyền sử dụng đất.

Mặt khác, theo quy định trong Nghị định số 199 ngày 2/12/2004 của Chính phủ về Quy chế quản lý Tài chính của Cty Nhà nước tại điều 37, mục C nêu rõ: “Tổng công ty không được điều chuyển tài sản của công ty thành viên hạch toán độc lập theo phương thức không thanh toán” (tất nhiên trong đó có đất sử dụng hợp pháp và trụ sở làm việc trên đất đó).

Với giá trị quyền sử dụng đất này, các đơn vị trên hoàn toàn được lựa chọn hình thức cho thuê đất hoặc giao đất theo đúng Luật Đất đai và Nghị định số 109 ngày 26/6/2007 của Chính phủ quy định về giá trị quyền sử dụng đất khi sắp xếp lại Cty Nhà nước hoặc chuyển doanh nghiệp 100% vốn Nhà nước thành Công ty Cổ phần (Điều 30 của Nghị định).

Nhắc lại những căn cứ pháp lý trên để càng thấy rõ sai trái trong các thông báo của Hội đồng quản trị EVN mà điển hình là văn bản số 2488 ngày 22/5/2007 để thực hiện Nghị quyết số 376 ngày 15/6/2007 của Hội đồng Quản trị EVN, yêu cầu Cty Điện lực I phải loại bỏ giá trị tài sản là quyền sử dụng đất và tài sản trên đất của trụ sở công ty tại số 20 Trần Nguyên Hãn ra khỏi giá trị doanh nghiệp để chuyển về Cơ quan Tập đoàn Điện lực quản lý.

Điều này chứng tỏ EVN đã có kế hoạch “thôn tính” trụ sở làm việc hợp pháp của đơn vị thành viên một cách trái luật!

Từ những căn cứ trên cho thấy, Dự án lựa chọn địa điểm xây dựng Trung tâm Tài chính Thương mại Điện lực của EVN cạnh Hồ Gươm đang được khởi động cùng với các thông báo yêu cầu các đơn vị có trụ sở làm việc tại khu vực phải di chuyển khi chưa có quyết định thu hồi đất của Nhà nước là sự vi phạm nghiêm trọng pháp luật hiện hành của Nhà nước, cần được Chính phủ cho ngừng lại ngay trước khi quá muộn.

Lê Hoài Dương
Chuyên gia kinh tế tài chính

MỚI - NÓNG
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
TPO - Kiểm toán Nhà nước (KTNN) chỉ ra những thiếu sót, bất cập, đồng thời đưa ra khuyến nghị giúp các tập đoàn, tổng công ty nhà nước hoàn thiện, nâng cao hiệu quả quản lý tài chính công, tài sản công. Đáng chú ý, KTNN cũng cảnh báo một số doanh nghiệp có dấu hiệu mất an toàn về tài chính.
Năm học 2023-2024, Hà Nội được bổ sung 2.648 biên chế giáo dục.
Hà Nội thiếu hơn 16.000 biên chế giáo dục
TPO - Số biên chế sự nghiệp giáo dục của thành phố Hà Nội thiếu so với định mức do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định là 16.004 người. Năm học 2023- 2024, thành phố đề nghị được giao thêm 8.939 biên chế khối giáo dục nhưng chỉ được bổ sung 2.648 biên chế.