ĐH Quy Nhơn: Mặc áo mưa… dạy học!

ĐH Quy Nhơn: Mặc áo mưa… dạy học!
TP- Tiền phong đã thông tin về cuộc độc thoại của ông Hiệu trưởng trường ĐH Quy Nhơn chiều 2/4 trước cả ngàn cán bộ, giảng viên, sinh viên. Tiếp tục tìm hiểu sự việc theo dấu thư bạn đọc chúng tôi thấy rằng những tố cáo của các cán bộ giảng viên là có căn cứ.
ĐH Quy Nhơn: Mặc áo mưa… dạy học! ảnh 1
Thầy Hùng mặc áo mưa trên bục giảng. Ảnh : CTV

Nhiều cán bộ giảng dạy hết súc bức xúc với thực tế đáng lo ngại hiện nay tại trường ĐH Quy Nhơn, mà ngọn nguồn của sự lùm xùm này chính là những “sáng kiến” và cách hành xử của ông Hiệu trưởng Trần Tín Kiệt.

Ôm chồng hồ sơ nặng trĩu, ông Châu Minh Hùng – cán bộ giảng dạy khoa Giáo dục tiểu học, nói: “Những năm trước, do sợ sệt bị tư thù, nhiều giảng viên đã viết đơn nặc danh, nay chúng tôi thẳng thắn ký tên gửi đến các cơ quan chức năng và báo chí. Hy vọng những ý kiến của chúng tôi sẽ được các cơ quan chức năng và công luận quan tâm”.

Theo ông Hùng, vào mùa mưa, chuyện giảng viên phải mặc áo mưa giảng bài là phổ biến ở ĐH Quy Nhơn, đặc biệt là tại các khu giảng đường A2, A3. “Đây là những giảng đường đã được xây trên 30 năm, nay xuống cấp trầm trọng. Mỗi khi trời mưa, thầy trò phải vừa học vừa lo sợ, vì nước cứ chảy ào ào. Một số phòng học không đảm bảo ánh sáng, nhếch nhác, khiến chất lượng dạy và học rất kém”.

Còn TS Nguyễn Quốc Khánh, giảng viên khoa Ngữ văn, phàn nàn: Khu giảng đường A5 mặc dù mới xây khá khang trang nhưng lớp học nào cũng chối đây đẩy vì dạy và học ở khu này là một cực hình, nhất là vào những ngày hè nắng nóng. “Với địa thế rất đẹp là sát biển, nhưng đơn vị thi công lại cho lắp kính chắn hết gió lại, phòng học vừa nhỏ vừa dài, khiến SV rất khó khăn khi tiếp thu bài giảng. Tôi không hiểu sao ông Kiệt lại chỉ đạo làm những khu giảng đường như vậy”.

Cũng theo TS Nguyễn Quốc Khánh, ông Kiệt còn có một “sáng kiến” khá hy hữu nữa là cho nuôi 5 con bò trong khuôn viên nhà trường, với chi phí một năm trả công cho việc chăn bò là 80 triệu đồng. Điều đáng nói là mục đích nuôi bò chỉ là để... khỏi phí cỏ. “Nhiều khi trong lớp tôi đang đọc thơ thì ở ngoài sân đàn bò thản nhiên rống. Thật là bi hài”.

Chuyện các khu giảng đường xập xệ, xuống cấp mà nhiều cán bộ giảng viên tố cáo chắc chắn sẽ được thông cảm, bởi tình hình kinh phí eo hẹp, nếu như Hiệu trưởng Trần Tín Kiệt không cho xây dựng những khu KTX hoành tráng với mục đích kinh doanh.

Theo tìm hiểu của chúng tôi, đối với 6 khu KTX hạng “sao” này, trường ĐH Quy Nhơn mà đứng đầu là ông Hiệu trưởng Trần Tín Kiệt đã tự in phiếu thu, tự thu tiền. 6 khu KTX với khoảng 4.500 phòng được trang bị tivi, điện thoại, internet, máy giặt... Mức lệ phí mỗi SV ở KTX là 140.000 đồng/tháng.

Ông Châu Minh Hùng nói: “Chúng tôi cũng mừng khi SV có được chỗ ở tốt như vậy, nhưng đáng lẽ ra với số tiền hàng chục tỷ xây KTX, ông Kiệt nên cho xây dựng vài khu giảng đường mới thì chắc là chất lượng dạy học hiệu quả hơn nhiều”.

Nhiều SV cũng nhận thức được điều đó. Bạn Lê Thị M.T – SV khoa Ngữ văn nói: “Ở KTX thế này cũng sướng, nhưng nhiều khi các dịch vụ được sử dụng không đúng mục đích - như internet chẳng hạn. Giá như có giảng đường tốt để học thì vẫn  hợp lý hơn, thích hơn”.

Ý kiến của bạn về vấn đề này ?

MỚI - NÓNG
Tấm biển đá có lỗi kỹ thuật đã được cơ quan chức năng di dời.
Ngành chức năng thông tin về tấm biển ghi 'Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch Thanh Hoá'
TPO - Ngày 20/4, Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch (VHTTDL) Thanh Hoá cho biết, đã có báo cáo gửi UBND tỉnh Thanh Hóa kết quả kiểm tra, rà soát lại toàn bộ sự việc liên quan đến tấm biển đá ghi "Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thanh Hóa" ở di tích lịch sử Quốc gia nghè Vẹt, xã Vĩnh Hùng, huyện Vĩnh Lộc.