Giải thưởng cao nhất LH ảo thuật toàn quốc : 2 triệu đồng

Giải thưởng cao nhất LH ảo thuật toàn quốc : 2 triệu đồng
TP- Đây là cuộc chơi đầu tiên của giới ảo thuật gia cả nước, xã hội hóa toàn bộ, từ người tham dự, nhà tổ chức đến kinh phí. Tại lễ bế mạc liên hoan tối qua, phần thưởng cho ba giải cao nhất chỉ có ... 2 triệu đồng/giải.
Giải thưởng cao nhất LH ảo thuật toàn quốc : 2 triệu đồng ảnh 1
Tiết mục cắt người làm 3 khúc trong liên hoan

4 đêm người bay, cắt thân người làm ba, biến không thành có, cũng nhiều “tai nạn nghề nghiệp”, nhiều ngón trò bị hở sườn nhưng trên hết là niềm đam mê của các “David Copperfiel Việt Nam” và niềm vui từ khán giả.

Đam mê và niềm vui ấy nếu đem so với giải thưởng cao nhất 2 triệu đồng mà họ nhận tại buổi bế mạc tối qua (17/5) thì thật là phung phí!

Diễn ra từ 13 - 17/5 tại Hà Nội với 50 nghệ sĩ ảo thuật thuộc 20 câu lạc bộ, đoàn nghệ thuật tham gia. Phần lớn nghệ sĩ tham gia Liên hoan đến từ các gánh xiếc tư nhân và có thể chỉ là 1 - 2 người hoạt động tự do. Người dân rất yêu thích ảo thuật nhưng các “David Copperfiel Việt” vẫn chưa để lại ấn tượng gì nhiều.

Có thể giải thích thực tế này bằng nhiều lý do, chẳng hạn “để mua chất phốt-pho với liều lượng đủ cháy trong không khí mà không cháy trên da người ở VN cũng đã khó rồi... Làm ra chim ra thỏ trên sân khấu nhưng ở nhà chúng tôi ăn cơm với rau” (nghệ sỹ Minh Tuấn - Đoàn nghệ thuật Quảng Trị).

Tại nhiều địa phương, ảo thuật là “gia vị” trong một chương trình tạp kỹ mà thiếu nó người ta vẫn “dùng tiệc”. Và vì tính manh mún nhỏ bé của những tiết mục, vẫn không ít ánh nhìn của người xem hướng về ảo thuật gia như đang xem một gánh “Sơn Đông mãi võ”.

Ngay tại Liên hoan này, phổ biến nhất là những trò khéo - biến không thành có, hô gió ra chim, bắt chim ra vịt. Thi thoảng một nhà ảo thuật lại làm sổng bồ câu, ngan ra sân khấu, hoặc khán giả nhìn thấy người chui từ hộp xuống sàn diễn rồi chạy ù vào phông sân khấu trong màn tàng hình. “Giật gân” nhất chính là trò người bay, cắt người làm ba khúc, và tiết mục này trùng lặp nhau rất nhiều. Tất cả dường như chỉ có thế. Vì sao?

Các ảo thuật gia nội đều khẳng định, trình độ của những người “biến không thành có” ở VN không thua ai, họ biết tới 85% trò của thế giới, nhưng nghệ sỹ VN lại thiếu kinh phí.

Liên hoan ảo thuật xiếc toàn quốc lần thứ nhất do Liên chi hội xiếc VN (thuộc Hội Nghệ sỹ Sân khấu VN) khởi xướng nhằm đi những bước đầu tiên để đưa ảo thuật VN phát triển lên một tầm cao, hội nhập với ảo thuật thế giới, góp phần làm phong phú đời sống tinh thần của người dân. Liên hoan không có ngân sách của Nhà nước, chỉ có tài trợ của một số doanh nghiệp.

Danh sách các Mạnh Thường Quân khá dài, thậm chí với 100 triệu đồng đã được gọi là nhà tài trợ kim cương. Số tiền không hiểu đã được chi dùng như thế nào, để rồi rốt cục ba giải cao nhất của Liên hoan chỉ nhận 2 triệu đồng/giải.

Huy chương Vàng: không có

Huy chương Bạc: nghệ sỹ Trần Định (CLB Xiếc - ảo thuật TPHCM), Minh Tâm (CLB Xiếc - ảo thuật TPHCM), Trần Ngọc Talo (Đoàn nghệ thuật tỉnh Bình Thuận)

Huy chương Đồng: Huỳnh Văn Nghiêm, Tuấn Phương, Lê Hữu Bình, Minh Tuấn

4 giải phụ: Toni Quang- giải cống hiến, Xuân Tuấn và Thu Sáu - giải phong cách, Trần Dũng - giải triển vọng, Minh Tuấn - giải khán giả yêu thích

MỚI - NÓNG
TPHCM 24/7: Bàng hoàng những trang sách tả cảnh 'giường chiếu'; Thông tin về 'hội vỡ nợ muốn làm liều'
TPHCM 24/7: Bàng hoàng những trang sách tả cảnh 'giường chiếu'; Thông tin về 'hội vỡ nợ muốn làm liều'
TPO - Xôn xao clip tố CSGT đạp xe người vi phạm; Công an TPHCM theo dõi sát 'hội vỡ nợ muốn làm liều'; Trường Quốc tế phát sách tả cảnh gợi dục cho học sinh; 16 học sinh ngộ độc đều ăn sushi trước trường, Sở Y tế TPHCM ra khuyến cáo,... là những tin tức đáng chú ý tại TPHCM tuần qua.