Nhiều Cty CK có hoạt động repo ở mức nguy hiểm

Nhiều Cty CK có hoạt động repo ở mức nguy hiểm
TPO – Đây là thông tin được bà Vũ Thị Kim Liên, Phó chủ UBCKNN đưa ra trong cuộc tọa đàm với các công ty chứng khoán về những giải pháp cứu thị trường tổ chức tại Hà Nội chiều 29/5.
Nhiều Cty CK có hoạt động repo ở mức nguy hiểm ảnh 1

Một trong những vấn đề đáng chú ý, theo đại diện Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN), thời gian qua, qua phân tích báo cáo tài chính của các công ty chứng khoán nổi lên một vấn đề là rất nhiều công ty chứng khoán có hoạt động cầm cố tới mức nguy hiểm.

“Thậm chí tôi không tin số tiền này đến hàng ngàn tỉ đồng. Trên những phân tích trên và hoạt động thị trường hiện nay nên Ủy ban đã có công văn yêu cầu các công ty chứng khoán dừng ký hợp đồng mới đối với loại hợp đồng giao dịch kỳ hạn (repo chứng khoán).

Thực sự có một số không nhỏ các công ty, đặc biệt là các công ty chứng khoán mới, đã triển khai hoạt động này quá mức và có vấn đề. Đây cũng là khyến cáo của Ủy ban đối với các công ty để cân nhắc thực hiện hoạt động này”-Bà Liên cảnh báo.

Bà Liên cũng cho biết diễn biến của thị trường đã có sự thay đổi rất nhanh đến mức bản thân bà cũng không ngờ được. Hồi tháng 3 UBCKNN còn nhận định tình hình rất lạc quan nhưng đến nay tình hình đã thay đổi hoàn toàn dẫn đến tình thế các giải pháp kỹ thuật đưa ra khó phát huy tác dụng, thậm chí không có tác dụng gì cả.

Trước diễn biến của thị trường trong thời gian qua, UB đã nhiều lần kiến nghị lên cấp cao hơn về các giải pháp đối với thị trường, có những giải pháp kiến nghị không dưới 3, 4 lần.

Thậm chí Ủy ban còn kiến nghị Ngân hàng Nhà nước muốn thực sự chung tay cứu giải chấp thì không chỉ đưa ra khuyến cáo mà cần phải dành ngân khoản để tái chiết khấu các hồ sơ cầm cố của ngân hàng, thậm chí phải phát hành trái phiếu để hoán đổi các hồ sơ đó và đề xuất SCIC dành một khoản tiền cho phép để repo lại cho các công ty chứng khoán gặp khó khăn.

Liên quan đến vấn đề mở room cho nước ngoài thì Chính phủ cho định hướng sẽ phải xây dựng theo hướng hạn chế những ngành nghề nhất định còn đâu là mở.

“Chúng tôi đã kiến nghị rất cụ thể và làm tất cả những gì có thể. Vấn đề này Bộ Tài chính cũng giao cho Cục Tài chính Doanh nghiệp nhưng nó quá khó để làm nên giờ vẫn chưa thể làm được”- Bà Liên cho biết.

Khó quyết định mở biên độ hay không?

Có nên nới, bỏ biên độ hay áp dụng một hình thức tương tượng như các nước đã làm là một trong những vấn đề nóng được đại diện nhiều công ty chứng khoán và Hiệp hội Kinh doanh Chứng khoán Việt Nam (VASB) đưa ra.

Ông Nguyễn Thanh Kỳ, Tổng Thư ký VASB cho biết thời gian gần đây có nhiều ý kiến khác nhau về việc có nên mở lại biên độ cho thị trường hay không.

Ông Lê Đình Ngọc, Tổng Giám đốc Cty chứng khoán Thăng Long cho biết thị trường niêm yết sau 3 tháng đã giảm tới 40% còn thị trường OTC trong 1 tuần đã giảm tới 50% là một thách thức lớn đối với các nhà đầu tư. Chính vì vậy việc nới biên độ là cần thiết để tạo tính thanh khoản cho thị trường.

Cùng chung quan điểm này, đại diện công ty chứng khoán Bảo Việt cũng cho rằng nên nới biên độ về mức trước đây. Nếu để biên độ hiện tại tính thanh khoản của thị trường không có. Hơn nữa thời gian qua thị trường đã quen với cú sốc giảm giá. Chính vì vậy cần điều chỉnh biên độ trở lại để tạo tính thanh khoản cho thị trường.

Liên quan đến vấn đề có nên mở lại biên độ hay không hiện nay cũng là vấn đề “đau đầu” với Ủy ban. Điều này do biên độ là biện pháp hành chính chứ không phải biện pháp thị trường. Mà biện pháp hành chính là mang tính áp đặt dù hình thức này cũng phổ biến ở các nước.

“Thực sự chúng tôi đang đứng giữa các luồng xoáy nên việc này phải được cân nhắc rất thận trọng. Bản thân tôi cũng yêu cầu Sở GDCK TP.HCM và Trung tâm GDCK Hà Nội nghiên cứu và đề xuất giải pháp biên độ. Hiện việc áp dụng biên độ lệch trong thời điểm hiện nay, cá nhân tôi cho rằng, có thể có ích nhưng chưa hẳn đã hay.

Còn việc mở về biên độ cũ là hợp lý nhất nhưng gặp vấn đề là kinh tế vĩ mô đang xấu nếu mở ra mà thị trường xuống quá thì sẽ là cú sốc và lúc đó sẽ có ý kiến lên án.

Theo luật dù đây là thẩm quyền của Ủy ban CKNN nhưng theo quy định vẫn phải báo cáo xin phép Bộ Tài chính thông qua trước khi thực hiện các biện pháp như vậy nhằm tránh ảnh hưởng tới thị trường"- Bà Liên cho biết.

Ở một số quốc gia và vùng lãnh thổ mỗi nơi có cách giải quyết khác nhau khi thị trường có những diễn biến như ở Việt Nam trong thời gian qua. Theo đó, Ba Lan bỏ hẳn biên độ; Trung Quốc mở rộng biên độ (Thượng Hải hiện áp dụng biên độ 10%); Đài Loan khi thị trường nóng cũng xử lý biên độ để hạ nhiệt.

Đối với thị trường Việt Nam hiện nay có nhiều ý kiến cho rằng nên nới rộng biên độ hoặc xử lý biên độ lệch. Tuy nhiên có ý kiến cho rằng nên bỏ hẳn biên độ hoặc nên xử lý biên độ ngắt mạch, khi thị trường lên nhiều cũng như thị trường xuống quá nhiều thì sẽ thực hiện việc ngắt mạch.

 
MỚI - NÓNG
Nhiều chính sách mới có hiệu lực từ tháng 4/2024
Nhiều chính sách mới có hiệu lực từ tháng 4/2024
TPO - Từ tháng 4/2024, nhiều chính sách mới có hiệu lực như: sửa đổi, bổ sung một số điều của quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông; không xét danh hiệu “Lao động tiên tiến” với người tuyển dụng dưới 6 tháng; quy định mới về xét danh hiệu "Thầy thuốc nhân dân", "Thầy thuốc ưu tú"...
Công an thông tin về vụ múc đất cao tốc mang đi bán
Công an thông tin về vụ múc đất cao tốc mang đi bán
TPO - Lãnh đạo Công an huyện Krông Pắc (Đắk Lắk) cho biết, việc khởi tố 2 bị can liên quan múc đất công trình cao tốc Khánh Hoà - Buôn Ma Thuột mang đi bán là hồi chuông cảnh báo. Công an huyện sẽ kiểm tra, xử lý các xe quá khổ, quá tải, nhất là việc múc đất của dự án đổ đi nơi khác không đúng quy định.