Bảo vệ nghiêm ngặt đất sản xuất lúa tốt nhất

Bảo vệ nghiêm ngặt đất sản xuất lúa tốt nhất
Trong đề án “Phát triển lúa gạo đảm bảo an ninh lương thực quốc gia đến năm 2015 và 2020” đang được xây dựng, Bộ NN và PTNT kiến nghị bảo vệ nghiêm ngặt, lâu dài đất sản xuất lúa tốt nhất, không chuyển đổi sang bất cứ mục đích sử dụng nào khác.
Bảo vệ nghiêm ngặt đất sản xuất lúa tốt nhất ảnh 1
Khu công nghiệp vẫn đang tiếp tục lấn đất trồng lúa của người dân Tiên Du, Bắc Ninh. Ảnh: Phong Cầm.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đề nghị các loại đất sản xuất lúa hiệu quả trung bình được ưu tiên đầu tư chuyển đổi sang trồng cây lương thực, thực phẩm ngắn ngày hoặc cây thức ăn chăn nuôi nhưng không được chuyển sang mục đích sản xuất nông nghiệp khác hoặc phi nông nghiệp.

Loại đất lúa kém hiệu quả thì có thể chuyển đổi nếu không nằm trong quy hoạch đầu tư thủy lợi.

Theo Bộ này, an ninh lương thực của Việt Nam sẽ được đảm bảo trên cơ sở phải giữ được ít nhất 3,9 triệu ha đất trồng lúa. Tuy nhiên, theo số liệu năm đến năm 2006, diện tích đất trồng lúa của cả nước hiện chỉ còn 4,13 triệu ha.

Những năm gần đây, tình trạng chuyển đổi mục đích sử dụng đất, lấy đất trồng lúa xây dựng các khu công nghiệp, khu đô thị diễn ra phổ biến ở nhiều địa phương, đặc biệt là các tỉnh đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long.

Vì vậy, mặc dù năng suất lúa của Việt Nam tăng bình quân 2,06% (giai đoạn 1997-2006), tương đương 770.000 tấn/năm, nhưng trong giai đoạn 2003-2007 sản lượng lúa của cả nước vẫn ở mức khoảng 36 triệu tấn.

Theo dự báo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, tổng sản lượng lúa năm 2010 có thể đạt 37,58 triệu tấn, năm 2015 là 38,75 triệu tấn và đến năm 2020 sẽ đạt 39,63 triệu tấn.

Trong đó, lượng tiêu thụ trong nước sẽ tăng từ 27,6 triệu tấn (năm 2007) lên 33,2 triệu tấn (năm 2020), đồng thời sản lượng lúa dành cho xuất khẩu ổn định trong giai đoạn này cũng dao động khoảng 6,34 - 8,3 triệu tấn (tương đương 3,8-4,5 triệu tấn gạo).

Ý kiến của bạn về vấn đề này ?

MỚI - NÓNG
Đại tướng Phan Văn Giang: Phải có cơ chế, chính sách thúc đẩy công nghiệp quốc phòng phát triển
Đại tướng Phan Văn Giang: Phải có cơ chế, chính sách thúc đẩy công nghiệp quốc phòng phát triển
TPO - Chiều 23/4, Đại tướng Phan Văn Giang - Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Bí thư Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng cùng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Thái Nguyên, đã tiếp xúc cử tri chuyên đề lấy ý kiến vào dự thảo Luật Công nghiệp quốc phòng, an ninh và động viên công nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên trước Kỳ họp thứ bảy, Quốc hội khóa XV.