Công chức rời nhiệm sở : Mừng hay lo ?

Công chức rời nhiệm sở : Mừng hay lo ?
TPO - Gần đây có hiện tượng cán bộ rời nhiệm sở để tìm việc ở nơi khác theo tôi là một việc làm hết sức bình thường và phải vui với đúng vì lao động đã từng bước theo kịp cơ chế thị trường. Hiện tượng này xoá tan quan niệm cố hữu đã ăn sâu từ thời bao cấp.

>> Vì sao tôi rời cơ quan nhà nước ?
>> Công chức rời công sở là điều trăn trở, day dứt...
>> Làn sóng công chức xin nghỉ việc

Đó là quan niệm mọi người phải tìm cho mình một chỗ làm việc ổn định lâu dài hoặc phải có chân trong biên chế Nhà nước.

Chính từ quan niệm cũ này mà mới sinh ra nhiều tệ nạn tiêu cực khi tuyển dụng cán bộ: Chạy chức, chạy quyền chạy có chân trong biên chế cơ quan NN, sinh viên tốt nghiệp ra trườmg nếu không phải con ông cháu cha thì rất khó xin được chân vào làm một cơ quan nào đó, có thi tuyển công chức thì cũng chỉ là hình thức mà thôi còn chủ yếu vẫn là thi phong bì hay nói cụ thể hơn là thi tiền.

Rồi những kỹ sư, cử nhân mới ra trường do phải thi tiền (mà đa phần các là các sinh viên nghèo) vì vậy khi được tuyển dụng vào cơ quan chắc chắn người ta phải bằng mọi cách để kiếm lại số tiền đã mất khi xin việc từ đó chính người này sẽ nảy sinh ra các hình thức nhũng nhiễu, hạch sách hay trục lợi... Cứ như thế sẽ tạo ra một vòng luẩn quẩn và phát sinh ra tệ quan liêu tham nhũng.

Vậy thì hiện tượng những người đang trong biên chế của một cơ quan công quyền nào đó xin ra khỏi biên chế để tìm được những công việc phù hợp và thích ứng với họ hơn thì cần phải khuyến kích và động viên họ mới đúng chứ.  Vì đứng trên bình diện xã hội nếu họ ở nơi công tác mới làm việc hiệu quả hơn thì sẽ mang lại của cải vật chất và có lợi cho xã hội nhiều hơn.

Người lao động, đặc biệt là lao động được đạo tạo thu nhập chỉ là một yếu tố nhưng chưa hẳn là quan trọng nhất, họ còn muốn được làm việc trong môi trường mà họ có thể phát huy khả năng sáng tạo, được làm việc trong môi trường bình đẳng có thể được tự do bày tỏ các ý kiến về công việc mà không phải xem xét nét mặt hay thái độ của lãnh đạo trước khi phát biểu., họ muốn được tôn trọng, muốn có được cơ hội học tập và thăng tiến trong công việc ( không phải chỉ đơn thuần là cấp chức).

Vậy thì các cơ quan hành chính sự nghiệp, các doanh nghiệp nhà nước hay các công ty cổ phần hoá nửa vời ( Nhà nước là cổ đông chi phối) muốn giữ được người tài phải thay đổi căn bản cách nghĩ cách làm là đừng coi việc chảy máu chất xám là một nguy cơ và phải coi đây là một cơ hội tốt để nhìn lại mình làm mới lại mình.

Xin cảm ơn Tiền phong online  đã cho đăng chuyên mục này, hy vọng sẽ có nhiều người tham gia.

Hàng tháng nhận lương nhưng "thất nghiệp" !

Đánh giá và sử dụng cán bộ cần phải xem lại. Việc công chức xin nghỉ việc ra làm ở ngoài không có gì phải lo ngại mà còn phải tự hào vì chất lượng công chức của ta thuộc loại "xịn",được người sử dụng lao động chào mời với mức lương cao.

Tuy nhiên điều đáng lo là số công chức xin nghỉ việc có phải vì nguyên nhân thu nhập hay do công tác cán bộ, đánh giá , nhận xét, đối xử của ta có vấn đề ?

Có thể nói cái khổ nhất của công chức là hàng tháng nhận lương nhưng "thất nghiệp" vì việc làm của họ không được ghi nhận, hoặc làm việc theo mệnh lệnh, nhiệm vụ phân công không rõ ràng, môi trường làm việc bị ức chế...

Vấn đề công chức xin nghỉ việc ra làm bên ngoài phải được xem xét và giải quyết không đơn thuần là tăng thu nhập mà phải thực hiện đồng bộ việc đánh giá, sử dụng, tuyển dụng thực sự dân chủ và công bằng.

Nghĩ thật tội cho CBCC như chúng tôi!

Tôi năm nay 32 tuổi, đã có vợ và 2 cháu: 1 cháu 4 tuổi và 1 cháu 6 tháng. Trước khi tôi được vào làm cho Sở thì tôi làm cho một dự án, lương cũng khá đối với tỉnh lẻ. Nhưng cha mẹ tôi lại thích tôi là một cán bộ nhà nước hơn. Do vậy tôi được trở thành một chuyên viên của Sở, nhưng chỉ là hợp đồng ngắn hạn.

Lương hàng tháng chỉ được khoảng 1.2 triệu đồng. Thật khổ khi vợ tôi nghỉ làm việc (Trước đây chỉ bán cafe cóc, thu nhập khoảng 25 nghìn/ngày) vì chuẩn bị sinh con thứ hai, cho đến bây giờ vẫn ở nhà lo cho con nhỏ.

Theo quyết định mới đây của Chính phủ thì gia đình tôi trở thành gia đình cận nghèo ( có thu nhập <300.000/người/tháng). Một điều là tôi không thể ra ngoài xin việc vì bố mẹ tôi không thích như thế.

Bây giờ vẫn còn ở chung với bố mẹ thì tôi nghĩ không biết đến bao giờ mình có khả năng lo cho cuộc sống gia đình và nghĩ đến ngôi nhà cho riêng mình. Tình hình hiện tại lại quá khó khăn khi đồng tiền mất giá và lạm phát như thế này! Nghĩ thật tội cho CBCC như chúng tôi!

Công chức tỉnh lẻ muốn ra làm ngoài không dễ

Đối với những thành phố lớn như Hà Nội, TP HCM thì công nhân viên chức muốn tìm kiếm một công việc làm ngoài là dễ, nhưng đối với công nhân viên chức ở các tỉnh lẻ thì đó là điều cực kỳ khó khăn bởi ở các tỉnh lẻ không có nhiều khu công nghiệp, doanh nghiệp, công ty...

Vì thế, mặc dù đồng lương công chức ít ỏi họ vẫn phải cố bám trụ vào công việc nhà nước. Một nhân viên bình thường, ngoài lương tính theo bằng cấp không có một khoản phụ cấp nào khác, trong khi một tháng 30 ngày thì có biết bao nhiêu thứ phải tiêu, giá cả thị trường thì tăng chóng mặt...

Đến khi nào công chức nhà nước mới không phải lo "cơm, áo, gạo, tiền" để tập trung cống hiến sức lực và trí tuệ cho công việc?

CQ tôi có nhiều người chỉ đến... uống nước chè rồi "lượn"

Hiện tại tôi cũng đang trong hoàn cảnh tương tự một số công chức trẻ, nửa muốn bỏ việc, nửa chưa muốn vì tôi cảm thấy vẫn còn có chút mến yêu với cơ quan cũ, nhưng ở lại thì chắc cũng khó vì thứ nhất là tiền lương không đủ nuôi bản thân nói gì đến vợ con.

Còn phong cách làm việc ư? thật nực cười. Cơ quan tôi ư, một công sở nhưng tôi có thể khẳng định có những người nếu phải kê khai đã làm được những công việc gì trong năm thì là không làm gì cả !

Nhưng cũng không vấn đề gì, chỉ đến cơ quan uống nước chè rồi lượn đâu đó mà không hề làm việc, đến kỳ tăng lương theo chế độ thì vẫn cứ đều đều, vì nể nang mà không ai dám đóng góp ý kiến gì, mà lương còn khoảng 7 - 8 năm nữa mới về hưu thì cũng không đến nỗi tệ đối với chúng tôi.

Nhưng có một điều mà tôi muốn nói nhất đó là khen thưởng. Cơ quan thành lập được 10 năm thì cố gắng kiếm lấy cái huân chương lao động hạng ba, đến nay kỷ niệm 20 năm thì đang cố gắng kiếm huân chương lao động hạng nhì trong khi bạn có tin được không khi KHÔNG HOÀN THÀNH KẾ HOẠCH GIAO nhưng vẫn đang bằng cách này hay cách khác để kiếm huân chương.

Với một môi trường làm việc như thế thì làm sao những người như chúng tôi có thể tồn tại ?

Làm quan suốt đời

Trong xã hội hiện nay, khi nhiều giá trị bị thay đổi. Việc làm cũng vậy trước đây đi làm cho nhà nước được mọi người coi trọng. Vì sao ? đơn giản vì sự ổn định của nó nhưng sâu xa hơn đó là lợi ích của việc làm quan suốt đời.

Hơn nữa tư tưởng phong kiến vẫn còn đè nặng, đơn cử nhiều người làm cha làm mẹ khi cho con vào đại học không phải để có việc làm mà chỉ muốn con vào cơ quan nhà nước, dù con muốn đi làm ngoài thì họ không hài lòng, ngoài sự ổn định, thì chế độ làm quan suốt đời, không bị chi phối bởi bất kỳ điều luật nào ?

Cán bộ sai nếu không quá nghiêm trọng hoặc bị xã hội lên án thì không bị xử lý nhưng ngược lại người dân vi phạm nhỏ sẽ bị xử thẳng tay. Một bộ phận có quyền lực và địa vị còn thích gì làm nấy, lợi dụng chức vụ để tư túi, vơ vét, chèn ép người ngay, người nghèo...

Để những người có thực tâm, thực tài làm việc giúp dân, giúp nước cần phải cải cách, chỉnh đốn nền hành chính. Nếu để COCC, những kẻ bất tài, cơ hội luồn sâu leo cao vào bộ máy nhà nước thì tai hoạ sẽ xẩy ra.

Nhiều người bỏ nhà nước ra đi là tiếng chuông cảnh báo cho những nhà quản lý, không nên quá quan liêu, tự cao tự đại, bất tài và tham nhũng. Vì những người dám rời cơ quan nhà nước ra đi đa phần là người tài, có trình độ, họ biết liêm sỉ, chí công. Đây là cơ hội để cải cách, để nhìn lại mình.

Không nuôi nổi vợ con...

Thật ra không phải nói đâu xa là chỉ trong nhóm bạn bè sống xung quanh tôi thôi thì 10 người đã có 7 người đang có ý định xin nghỉ làm việc trong cơ quan hành chính để đi ra làm trong các công ty tư nhân hoặc về nhà mở cửa hàng tự mình đứng ra làm chủ kinh doanh.

Trong buổi ngồi trò chuyện với nhau nhiều người than thở. Thứ nhất là thời gian làm việc trong cơ quan hành chính ngày tám tiếng, cả tám tiếng đồng hồ đó nhưng với đồng lương công chức bây giờ thật sự rất là khó sống.

Nếu như hai vợ chồng mà có thêm một đứa con nữa thì vất vả vô cùng. Vả lại sống giữa thời buổi hội nhập kinh tế. Mọi thứ diễn ra xung quanh như một cỗ máy không ngừng nhưng với một tốc độ chóng mặt.

Ngày xưa cách đây chừng ba năm về trước. Một tháng lương công chức có thể nhịn để dành sau khi chi tiêu thì cũng mua được 0,5 chỉ vàng nhưng bây giờ thì điều đó thật sự qúa khó.

>> Tiếp tục cập nhật...

Ý kiến của bạn về vấn đề này ?

MỚI - NÓNG
Cải tạo chung cư cũ: 'Hời hợt, vô cảm thì 5-10-15 năm sau vẫn thế thôi'
Cải tạo chung cư cũ: 'Hời hợt, vô cảm thì 5-10-15 năm sau vẫn thế thôi'
TPO - “Nếu cán bộ quan tâm đến công việc, hay như tôi nói ở hội nghị Ban Chấp hành là có tình yêu với Hà Nội thì tự khắc đứng dậy, khắc có trách nhiệm với nhân dân, khắc giải quyết các vướng mắc, tồn tại. Nếu cứ chung chung, hời hợt, vô cảm thì 5-10-15 năm sau vẫn thế thôi, không làm được” - Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng nói.