3 giai đoạn của bệnh viêm gan B mãn tính

3 giai đoạn của bệnh viêm gan B mãn tính
TPO - Mặc dù chúng ta hi vọng rằng số lượng bệnh nhân viêm gan sẽ giảm dần, chủ yếu nhờ xét nghiệm sàng lọc rộng rãi và tiêm chủng, nhưng vẫn còn có một bộ phận dân số đang nhiễm virus.

>> Để virus viêm gan B không tấn công bạn!
>> Phát hiện và phòng tránh ung thư đường ruột

Người nhiễm viêm gan B mãn tính trải qua ba giai đoạn:

3 giai đoạn của bệnh viêm gan B mãn tính ảnh 1
Người nhiễm viêm gan B mãn tính trải qua ba giai đoạn.

a) Giai đoạn virus phân chia cao (khoan dung miễn dịch): thường thấy ở bệnh nhân dưới 20 tuổi. Giai đoạn này virus nhân chia nhanh chóng nhưng bệnh nhân vẫn khoẻ và không có triệu chứng gì. Xét nghiệm máu và sinh thiết gan cho thấy gan bị viêm nhẹ.

b) Giai đoạn virus phân chia thấp (loại trừ miễn dịch): Xảy ra khi bệnh nhân khoảng giữa 20 đến 40 tuổi. Trong giai đoạn này, hệ miễn dịch của cơ thể cố gắng diệt virus viêm gan B, và điểu này phản ánh trong các kết quả xét nghiệm máu và sinh thiết gan không bình thường, thể hiện virus ở thể hoạt động. Người mang virus có thể hay thấy mệt mỏi/ngủ lịm.

Đôi khi giai đoạn này xảy ra đối với người ở độ tuổi lớn hơn, đặc biệt là khi trên 60 tuổi, các triệu chứng lâm sàng sẽ nghiêm trọng hơn và chức năng gan sẽ bị suy yếu, có thể dẫn tới tử vong.

c) Giai đoạn virus không phân chia (nhiễm tiềm ẩn): thường xảy ra đối với người mang virus trên độ tuổi 40. Đặc trưng của giai đoạn này là luôn có virus viêm gan B ở mức phân chia thấp. Tuy nhiên, có bằng chứng cho thấy tổn thương gan ở những giai đoạn sau sẽ gây ra ung thư gan. Bệnh nhân ở giai đoạn cuối có thể lần đầu tiên thấy sưng ở chân và bụng, tổn thương về mặt thần kinh và nôn hoặc đại tiện ra máu.

Hỗ trợ của Bác sĩ 

Phương pháp điều trị cho những người này bao gồm: Chẩn đoán và đánh giá; Điều trị hỗ trợ; Theo dõi ung thư gan.

a) Chẩn đoán và điều trị

Xét nghiệm máu, siêu âm gan và sinh thiết gan được áp dụng để đánh giá mức độ và giai đoạn bệnh. Đối với bệnh nhân phù hợp, điều trị ví dụ như bằng interferon có thể áp dụng.

b) Điều trị hỗ trợ bao gồm tư vấn và điều trị cụ thể cho từng trường hợp:

+ Tư vấn

• Người mang bệnh nên tránh hiến máu, hiến nội tạng và tinh trùng.

• Người mang bệnh nên thông báo với bác sĩ, bác sĩ nha khoa hay người trích máu về tình trạng viêm gan B của mình.

• Người thân trong gia đình/bạn tình nên đi kiểm tra và tiêm phòng viêm gan B nếu họ chưa được miễn dịch.

• Người mang bệnh không nên dùng chung các vật dụng cá nhân như bàn chải/dao cao râu với người khác.

• Phụ nữ mang virus nên tiêm chủng ngay cho con mình sau khi sinh.

Ngày 16/8/2008, Parkway có chương trình tư vấn miễn phí cho bệnh nhân có các bệnh lý về Gan và Đường Ruột tại văn phòng của Parkway và Chương trình hội thảo “Tác hại của bệnh viêm gan B - Ung thư Đường ruột” tại Khách sạn Horison. Đăng ký tham dự hội thảo trước ngày 15/8/2008 để nhận giấy mời.

Mọi thông tin chi tiết xin liên hệ: VĂN PHÒNG ĐẠI DIỆN Y TẾ PARKWAY TẠI HÀ NỘI Tầng 5 số 91B Nguyễn Thái Học – Ba Đình – Hà Nội ĐT: 04-747 2729/2730/4442 Fax: 04-747 2731 Email: info@parkway.com.vn

Hoặc: Chị Đặng Khánh Chi - ĐT: 0989 08 20 12

+ Chế độ ăn

Người lành mang bệnh nên có một chế độ ăn giàu chất dinh dưỡng cân bằng. Tuy nhiên, một khi bệnh nhân khi có dấu hiệu của suy gan, cần hạn chế ăn đạm, tăng lượng muối và nước.

+  Tập thể dục

Một chương trình luyện tập thường xuyên sẽ rất hữu ích cho những người lành mang bệnh nhưng đối với bệnh nhân đã bị suy gan nghiêm trọng cần tránh đi bộ đường dài và tập tạ mức độ nặng.

+ Thuốc và đồ uống có cồn

Thuốc có thể gây nguy hại cho gan thì cần tránh nếu có thể. Viêm gan B không nên uống rượu quá lượng cho phép. Khi tự ý uống thuốc cần cẩn thận. Tốt nhất nên tư vấn với bác sĩ.

Mục đích điều trị cụ thể là làm giảm sự viêm nhiễm, hãm quá trình tiến triển của bệnh và ngăn chặn biến chứng ví dụ như xơ gan và ung thư gan. Có hai nhóm thuốc cơ bản được các bác sĩ chuyên khoa gan sử dụng, đó là:

i) Các loại thuốc tăng cường hệ miễn dịch để tiêu diệt virus viêm gan B, chẳng hạn như pegylated interferon

ii) Các loại thuốc làm chậm lại quá trình phân chia virus  (tác nhân chống virus) chẳng hạn như lamivudine, adefovir, entercavir.

Theo dõi tình trạng bệnh của những người mang virus

Những người mang virus viêm gan B nên thường xuyên đi khám định kỳ, phụ thuộc vào giai đoạn của bệnh. Bên cạnh việc theo dõi mức độ hoạt động của bệnh, bệnh nhân nên đi kiểm tra xem có bị ung thư gan không.

Nguy cơ mắc ung thư gan của những người mang virus viêm gan B cao hơn người thường 200 lần. Trong những lần đi khám, ngoài kiểm tra lâm sàng, bệnh nhân cần xét nghiệm máu trong đó bao gồm kiểm tra mức alpha-fetoprotein.

Alpha-fetoprotein là chỉ số chỉ điểm ung thư. Siêu âm gan nên được kiểm tra định kỳ 6-12 tháng/lần phụ thuộc vào giai đoạn của bệnh. Những phương pháp kiểm tra này đảm bảo rằng nếu phát hiện ra ung thư thì việc điều trị sớm sẽ giúp tăng tỷ lệ chữa khỏi lên đáng kể.

Tác dụng phụ của việc tiêm vacxin hiếm, bao gồm đau tại chỗ bị tiêm, sốt nhẹ, khó chịu nhưng không thường xuyên gây ra sưng hạch (hạch ở cổ, bẹn và nách), và bất thường ở hệ thần kinh.

Trước khi tiêm vacxin cần phải kiểm tra tình trạng miễn dịch. Chỉ những người chưa miễn dịch với virus viêm gan B và không nhiễm viêm gan B mới cần tiêm vacxin.

Giao lưu trực tuyến với độc giả Tiền Phong online

"PHÒNG NGỪA & ĐIỀU TRỊ CÁC BỆNH VỀ VIÊM GAN B - UNG THƯ ĐƯỜNG RUỘT"

Báo Tiền Phong Online kết hợp với Trung tâm Y tế Parkway - thuộc tập đoàn Y tế Parkway tổ chức buổi giao lưu trực tuyến: “Phòng ngừa & điều trị các bệnh về viêm gan B - Ung thư đường ruột”.

Chuyên gia tiêu hoá đến từ bệnh viện Mount Elizabeth, Singapore – bác sĩ Widjaja Luman sẽ giải đáp các thắc mắc xung quanh căn bệnh vào lúc 14h30 thứ Sáu ngày 15 tháng 8 năm 2008.  

Xin mời các bạn đặt câu hỏi tại đây.

MỚI - NÓNG