Thu nhập từ tư vấn, khám bệnh... chịu thuế TNCN

Những ai phải nộp thuế thu nhập cá nhân?

Những ai phải nộp thuế thu nhập cá nhân?
TP - Bộ Tài chính vừa hoàn tất dự thảo Thông tư hướng dẫn về thuế thu nhập cá nhân (TNCN), lấy ý kiến nhân dân trước khi ban hành để có thể thực hiện từ 1/1/2009.

Để bạn đọc cùng tham gia xây dựng thông tư quan trọng này, Tiền phong giới thiệu những nội dung quan trọng nhất của dự thảo, đồng thời mời bạn đọc cùng góp ý.

Về nguyên tắc, đối tượng nộp thuế TNCN là cá nhân từ 18 tuổi trở lên (có năng lực dân sự), cư trú có thu nhập chịu thuế phát sinh trong và ngoài lãnh thổ Việt Nam, không phân biệt nơi chi trả thu nhập và cá nhân không cư trú có thu nhập chịu thuế phát sinh tại Việt Nam, không phân biệt nơi chi trả thu nhập.

Người có mặt tại Việt Nam từ 183 ngày trở lên tính trong một năm dương lịch hoặc tính theo 12 tháng liên tục kể từ ngày đầu tiên có mặt tại Việt Nam mà có thu nhập phải nộp thuế TNCN.

Ngày đến và ngày đi căn cứ vào chứng thực của cơ quan quản lý xuất nhập cảnh trên hộ chiếu (hoặc giấy thông hành) của cá nhân đó khi đến và khi rời Việt Nam.

Thu nhập từ tư vấn, khám bệnh... chịu thuế TNCN

Theo dự thảo Thông tư, thu nhập từ việc chuyển nhượng bất động sản phải nộp thuế TNCN. Trường hợp nhiều người cùng đứng tên sở hữu hoặc quyền sử dụng bất động sản nếu chuyển nhượng thì đối tượng nộp thuế là từng cá nhân đứng tên trong Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền thuê đất, thuê mặt nước, quyền sở hữu nhà ở.

Ngoài ra, thu nhập từ hoạt động hành nghề độc lập của các cá nhân trong một số lĩnh vực, ngành nghề được cấp giấy phép, chứng chỉ hành nghề, cũng phải chịu thuế, gồm: 

Hoạt động tư vấn, khám chữa bệnh của bác sĩ, nha sĩ, dược sĩ; hoạt động biểu diễn của các nghệ sĩ, ca sĩ, nhạc sĩ; dịch vụ tư vấn kế toán, kiểm toán của kiểm toán viên; hoạt động trang trí, thiết kế của kiến trúc sư, công trình sư; hoạt động tư vấn, biện hộ của luật sư, chuyên gia tư vấn pháp luật; và các cá nhân hoạt động trong các lĩnh vực khác theo chức danh nghề nghiệp.

Thu nhập từ tiền lương, tiền công là các khoản thu nhập người lao động nhận được từ người sử dụng lao động dưới các hình thức bằng tiền hoặc không bằng tiền.

Tiền thù lao nhận được dưới các hình thức như tiền hoa hồng môi giới, tiền tham gia các đề tài nghiên cứu khoa học, kỹ thuật; tiền tham gia các dự án, đề án; tiền nhuận bút do viết sách, báo, dịch tài liệu...; tham gia các hoạt động giảng dạy; biểu diễn văn nghệ, thể dục thể thao..., các dịch vụ quảng cáo, và các dịch vụ khác.

Thu nhập từ đầu tư vốn dưới các hình thức góp vốn, đầu tư bằng hiện vật, bằng danh tiếng, bằng quyền sử dụng đất, bằng phát minh, sáng chế...cũng phải chịu thuế TNCN.

Hoặc như thu nhập từ cổ phiếu được mua thêm cho cổ đông hiện hữu theo giá thấp hơn giá thị trường thì thu nhập được xác định bằng giá thị trường của cổ phiếu – giá vốn của cổ phiếu thưởng mà cổ đông phải đóng góp.

Ngoài ra, các khoản tiền thưởng bằng tiền hoặc không bằng tiền dưới mọi hình thức kể cả thưởng bằng chứng khoán; Trường hợp người lao động được người sử dụng lao động thưởng bằng cổ phiếu thì giá trị tiền thưởng được xác định theo giao dịch cổ phiếu trên  thị trường tại thời điểm trả thưởng sẽ phải chịu thuế TNCN.

Trúng cá cược, xổ số, khuyến mại phải nộp thuế

Thu nhập từ trúng thưởng là các khoản tiền hoặc hiện vật mà cá nhân nhận được dưới các hình thức sau đây: Trúng thưởng xổ số; Trúng thưởng trong các hình thức khuyến mại khi tham gia mua bán hàng hoá, dịch vụ; Trúng thưởng trong các hình thức cá cược hoặc vui chơi, giải trí tại các điểm vui chơi, Casino được pháp luật cho phép như đua ngựa, đua chó...

Trúng thưởng trong các trò chơi, cuộc thi có thưởng khác do các tổ chức kinh tế, cơ quan hành chính sự nghiệp, đoàn thể, cơ sở kinh doanh, các đài phát thanh, truyền hình tổ chức như... chiếc nón kỳ diệu, trò chơi âm nhạc, chọn giá đúng, đấu giá ngược...

Đối với người nhận quà tặng, hoặc thừa kế là những tài sản sau cũng phải chịu thuế TNCN như: cổ phiếu, trái phiếu, tín phiếu, chứng chỉ quỹ, quyền chọn mua, quyền chọn bán, hợp đồng tương lai, nhóm chứng khoán hoặc chỉ số chứng khoán;

Nhận thừa kế là phần vốn trong các tổ chức kinh tế, cơ sở kinh doanh bao gồm: vốn góp để thành lập Cty TNHH, Cty Cổ phần, Hợp tác xã, Cty Hợp danh, Hợp đồng hợp tác kinh doanh, vốn để thành lập doanh nghiệp tư nhân, cơ sở kinh doanh của cá nhân, vốn góp vào các hiệp hội, quỹ được phép thành lập theo qui định của Pháp luật hoặc toàn bộ cơ sở kinh doanh nếu là doanh nghiệp tư nhân, cơ sở kinh doanh của cá nhân;

Đối với nhận thừa kế là bất động sản bao gồm: Quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất có tài sản gắn liền trên đất, quyền sở hữu nhà, căn hộ chung cư, quyền thuê mặt đất, mặt nước...

14 loại thu nhập được miễn thuế thu nhập cá nhân

TP - Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 100 quy định chi tiết một số điều của Luật Thuế thu nhập cá nhân (TNCN) sẽ có hiệu lực thi hành kể từ ngày 1/1/2009.

Những ai phải nộp thuế thu nhập cá nhân? ảnh 1

Nghị định 100 quy định 14 loại thu nhập được miễn thuế TNCN, như: Thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản giữa vợ với chồng, cha đẻ, mẹ đẻ với con đẻ, anh chị em ruột... với nhau; thu nhập từ giá trị quyền sử dụng đất của cá nhân được

Nhà nước giao đất không phải trả tiền hoặc được giảm tiền sử dụng đất theo quy định của pháp luật; thu nhập từ nhận thừa kế, quà tặng giữa vợ chồng, người thân huyết thống với nhau; thu nhập từ tiền lãi gửi tiết kiệm tại ngân hàng, tổ chức tín dụng, thu nhập từ lãi hợp đồng bảo hiểm nhân thọ; thu nhập từ kiều hối; tiền lương hưu; tiền học bổng; thu nhập từ bồi thường hợp đồng bảo hiểm nhân thọ, phí nhân thọ, tiền bồi thường tai nạn lao động...

Khi đối tượng nộp thuế gặp khó khăn do thiên tai hỏa hoạn, bệnh tật hiểm nghèo ảnh hưởng đến khả năng nộp thuế thì được xét giảm thuế tương ứng với mức độ thiệt hại nhưng không vượt quá số thuế phải nộp.

Biểu thuế lũy tiến từng phần áp dụng đối với thu nhập tính thuế được phân định thành 7 mức. Mức giảm trừ gia cảnh đối với người nộp thuế là 4 triệu đồng/tháng (48 triệu đồng/năm).

Mức giảm trừ cho mỗi người phụ thuộc (con dưới 18 tuổi, con trên 18 tuổi bị tàn tật mất khả năng lao động, vợ, chồng, cha mẹ hai bên của người nộp thuế nhưng không có khả năng lao động, không có thu nhập hoặc thu nhập quá thấp...) mà người nộp thuế có nghĩa vụ nuôi dưỡng là 1,6 triệu đồng/tháng kể từ tháng phát sinh nghĩa vụ nuôi dưỡng.

Mỗi người phụ thuộc chỉ được tính giảm trừ 1 lần vào 1 đối tượng nộp thuế trong năm tính thuế. Mức thu nhập làm căn cứ xác định người phụ thuộc được áp dụng giảm trừ là mức bình quân hàng tháng trong năm từ tất cả các nguồn thu nhập mà không vượt quá 500.000 đồng. 

TN
(theo Chinhphu.vn)

Kỳ sau: Triết trừ gia cảnh, miễn giảm thuế TNCN

MỚI - NÓNG