GlaxoSmithKline loại bỏ hàng nhái sản phẩm Panadol

GlaxoSmithKline loại bỏ hàng nhái sản phẩm Panadol
Nhà sản xuất dược phẩm và vắc-xin hàng đầu thế giới GSK, với sản phẩm thuốc giảm đau hạ sốt Panadol nổi tiếng, thực hiện chiến dịch chống lại các loại thuốc nhái Panadol trên thị trường.
GlaxoSmithKline loại bỏ hàng nhái sản phẩm Panadol ảnh 1
Chi cục Quản lý thị trường TPHCM thu giữ 3975 hộp thuốc Pancidol

Chiến dịch này bước đầu đã đạt được những thành công nhất định như: Bao bì của 6 triệu viên thuốc nhái Panadol đã bị rút khỏi thị trường Việt Nam và tiêu hủy, 6 đơn vị dược phẩm đã đồng ý thay đổi mẫu mã bao bì.

Panadol là sản phẩm dẫn đầu trên thị trường về thuốc giảm đau và hạ sốt, được người tiêu dùng tin cậy. Một số đơn vị dược phẩm trong nước cũng đã đưa ra thị trường sản phẩm thuốc giảm đau và hạ sốt có sử dụng kiểu dáng bao bì sản phẩm tương tự gây nhầm lẫn với kiểu dáng bao bì sản phẩm Panadol.

Việc sản xuất và kinh doanh các loại thuốc nhái Panadol là hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp của GSK theo các quy định của luật sở hữu trí tuệ của Việt Nam. Nhìn chung, các sản phẩm nhái này không có cùng các tiêu chuẩn nghiên cứu, thử nghiệm và kiểm tra chất lượng nghiêm ngặt như sản phẩm của GSK.

Việc sản xuất và kinh doanh các sản phẩm nhái không chỉ gây thiệt hại tới lợi ích chính đáng của GSK mà còn ảnh hưởng tới lợi ích của người tiêu dùng trong nước khi tưởng rằng mình mua sản phẩm Panadol trong khi thật ra họ đã mua nhầm sản phẩm nhái.

Hành động

• GSK Việt Nam và đại diện pháp luật của mình đã tiến hành một loạt các biện pháp pháp lý quyết liệt đối với các Cty sản xuất sản phẩm nhái để yêu cầu các Cty này chấm dứt việc kinh doanh sản phẩm nhái và thay đổi bao bì. Cho đến nay, một số nhà sản xuất các sản phẩm như Befadol, Pancidol, Paracetamol (Cty dược Mediplantex); Therodol, Therpamol và Panactol đồng ý thay đổi bao bì.

•  GSK cũng đã khuyến cáo tới các đơn vị in ấn và thiết kế bao bì sản phẩm thuốc nhái Panadol rằng việc sản xuất, in ấn các bao bì sản phẩm nhái cũng là hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ của GSK tại Việt Nam. Một số đơn vị như doanh nghiệp tư nhân in Hồng Phúc đã thừa nhận hiểu rõ vấn đề và tự nguyện chấm dứt việc thiết kế, in ấn bao bì sản phẩm nhái.

• Đối với các đơn vị vẫn tiếp tục hành vi vi phạm sau khi được khuyến cáo GSK sẽ phối hợp cùng với các cơ quan chức năng như Quản lý thị trường và Thanh tra Y tế tiến hành kiểm tra, xử phạt hoặc khởi kiện ra tòa dân sự để yêu cầu bồi thường thiệt hại. 

• Ngày 14/10 Chi cục Quản lý thị trường và thanh tra y tế Thành phố Hồ Chí Minh đã tiến hành kiểm tra chi nhánh và kho hàng của hãng dược TV Pharm, tạm giữ 3.975 hộp thuốc Pancidol.

• Sản phẩm Befadol bị thu hồi và bao bì của 6 triệu viên thuốc đã bị tiêu hủy. Cho đến ngày 20/11 đã có 55.000 hộp thuốc trong tổng sổ 61.810 hộp thuốc đã bị tiêu hủy.   

Chiến dịch loại bỏ hàng nhái Panadol một lần nữa khẳng định cam kết: “Sức khoẻ và niềm tin của người tiêu dùng Việt Nam là hai vấn đề ưu tiên hàng đầu của GSK”. GSK Việt Nam sẽ tiếp tục tiến hành các biện pháp pháp lý quyết liệt nhằm loại bỏ hàng nhái Panadol khỏi thị trường đến chừng nào các nhà sản xuất trên chưa có những động thái tích cực và hợp tác. 

Để tránh việc người tiêu dùng tiếp tục nhầm lẫn giữa sản phẩm Panadol và các sản phẩm thuốc nhái Panadol khác, từ tháng 9/2008, GSK đã từng bước chuyển đổi mẫu mã bao bì mới của sản phẩm Panadol và Panadol extra.

MỚI - NÓNG