Đi ra thế giới

Đi ra thế giới
TP - Đó là những thanh niên Đức 18 - 21 tuổi, vừa rời ghế trường THPT, sẵn sàng đi tới những nơi xa xôi tham gia chương trình Đi ra thế giới để hỗ trợ về ngôn ngữ (tiếng Anh, tiếng Đức); bảo vệ thiên nhiên và công tác xã hội, nhân đạo.
Đi ra thế giới ảnh 1
Ba tình nguyện viên Đức vui chơi với các em Trường Mầm non Kindersun

Đến trường mầm non Kindersun ở phố Thái Hà, Hà Nội, chúng tôi bất ngờ với phương pháp dạy học và sự thân tình, cởi mở với các em nhỏ. Đó là TNV Katrin, 21 tuổi.

Ở trường mầm non, Kindersun nơi cô được giới thiệu làm TNV, có 95 bé từ hai đến sáu tuổi, trong đó có một số trẻ khuyết tật, thiểu năng, chậm phát triển. Chúng được xếp học cùng với các bạn trong các lớp. Katrin đặc biệt quan tâm và dành nhiều tình cảm cho những học sinh này.

"Tôi làm việc cùng bọn trẻ tất cả các lớp, làm tất cả công việc như các cô giáo ở đây. Tôi dạy tiếng Anh, và hát với bọn trẻ. Tôi dạy phương pháp học có tên là Montessouri - Hãy giúp tôi để tôi tự làm. Với phương pháp này, giáo viên không bắt trẻ phải làm việc gì đó cứng nhắc, mà là tạo cho các em được chơi.

Katrin rất vui vì trẻ ở đây rất quí mến cô. Mỗi ngày đến lớp bọn trẻ đều chào Hello Katrin. Hàng ngày, Katrin cùng giáo viên ở đây tìm hiểu về phương pháp Montessori này. Họ cùng chuẩn bị đồ chơi cho trẻ bằng cách tận dụng những chất liệu bỏ đi. Những đồ chơi này có thể dạy các em tính toán, đọc, đếm, nhận biết sắc màu và tập suy nghĩ logic.

Năm 2008, Tổ chức Hỗ trợ Phát triển Đức (Ded) có chương trình TNV chủ đề Đi ra thế giới. Hàng ngàn bạn trẻ nộp đơn tham gia chương trình. Trong chương trình này, 33 TNV tuổi 18 - 28 tới Việt Nam.

Bà Nguyễn Thị Ngọc Ánh - Hiệu trưởng Trường Mầm non Kindersun mong muốn tổ chức Ded sẽ tiếp tục giới thiệu một TNV nhiệt tình như Katrin. Được biết, khi trở về nước vào tháng 9/2009, Katrin sẽ chọn ngành học giáo viên.

Còn điều quan tâm với nữ TNV Laura Schrader là lĩnh vực báo chí, truyền thông. Cô sống tại khu phố nhỏ ở Hà Nội và hàng ngày hợp tác với các cơ quan, trường học theo đuổi đam mê của mình.

Cô đến trường ngoại ngữ trao đổi kinh nghiệm học tập với sinh viên Việt Nam, đồng thời dạy tiếng Đức cho các bạn; tham gia công tác báo chí với Thông tấn xã Việt Nam tại Hà Nội thực hiện những phóng sự truyền hình về thanh niên, môi trường.

Một số phóng sự cô tham gia thực hiện như Thanh niên nước ngoài sống tại Việt Nam; Công việc của tình nguyện viên Đức; Rác thải đường phố...

Các tình nguyện viên đều cho rằng, có nhiều khó khăn khi tham gia công việc ở đất nước có những tập quán, phong tục khác với Đức; song, đây là chuyện nhỏ so với những gì họ tin là sẽ gặt hái được sau 12 tháng ở Việt Nam.     

MỚI - NÓNG
Đại tướng Phan Văn Giang: Phải có cơ chế, chính sách thúc đẩy công nghiệp quốc phòng phát triển
Đại tướng Phan Văn Giang: Phải có cơ chế, chính sách thúc đẩy công nghiệp quốc phòng phát triển
TPO - Chiều 23/4, Đại tướng Phan Văn Giang - Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Bí thư Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng cùng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Thái Nguyên, đã tiếp xúc cử tri chuyên đề lấy ý kiến vào dự thảo Luật Công nghiệp quốc phòng, an ninh và động viên công nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên trước Kỳ họp thứ bảy, Quốc hội khóa XV.