Sẵn đâu "khoái" đó

Sẵn đâu "khoái" đó
TP - Từ bao đời nay, dân bốn xóm vùng biển Diễn Ngọc, Diễn Châu, Nghệ An sinh ra đều không biết đến nhà vệ sinh. Không những vậy, các xóm cũng không có nghĩa địa để chôn cất…
Sẵn đâu "khoái" đó ảnh 1
Đoạn sông Đào chứa rác và là nơi xả thải của người dân - Ảnh: Dũng Khoa

Xã diễn Ngọc nằm cách thị trấn Diễn Châu gần hai ki lô mét, cách quốc lộ 1A chưa đầy một ki lô mét. Bước đến đầu xóm Đông Lộc, thay vì mùi vị mặn mòi của biển, mùi hôi thối của những bãi rác ven đường, phân người, phân súc vật xông lên nồng nặc. Anh Sơn (người dẫn đường) cho biết: “Họ nỏ làm nhà vệ sinh”.

Việc giải quyết chuyện đầu ra của gần 1.200 hộ dân ở bốn xóm này cũng thật độc đáo: Tiểu tiện thì xả ở góc sân, góc vườn, đại tiện thì cả làng ùa ra sông. Tờ mờ sáng, dòng sông là điểm hẹn của các bà, các chị còn cánh đàn ông và lũ trẻ thì tiện đâu bạ đấy.

Cả xã có 12 xóm với 2.700 hộ, từ hàng trăm năm nay, dân xóm Tây Lộc, Đông Lộc, Nam Thịnh và Yên Thịnh hầu như không biết đến nhà vệ sinh và nhà tắm.

Nói đến chuyện ra sông, nhiều phụ nữ ở Diễn Ngọc cứ cười tủm tỉm. Bà Vũ Thị Vân, 52 tuổi, chưa bao giờ đi khỏi làng nên cũng chưa bao giờ được sử dụng nhà vệ sinh.

Sẵn đâu "khoái" đó ảnh 2Bệnh loãng xương, tâm thần, thiểu năng trí tuệ, dị tật, không riêng gì bốn xóm này mà ở trên toàn Diễn Ngọc, tỷ lệ những bệnh này cao nhất huyệnSẵn đâu "khoái" đó ảnh 3

Ông Lê Hồng - xóm Đông Lộc

Bà hóm hỉnh, “chuyện đàn ông, đàn bà bắt gặp nhau ở chỗ ấy nhiều như cơm bữa. Ban đầu lấy chồng về đây, chị nào cũng rầy đỏ mặt. Sau này lại thấy vui vui”.

Con sông Đào bao quanh làng còn làm luôn chức năng chứa rác cho hơn 2.700 hộ dân và hàng trăm tàu thuyền qua lại mỗi ngày. Thời kỳ đầu, rác còn ít và bị cuốn trôi theo nước thủy triều nhưng, hiện nay, nước triều cũng không ngăn nổi nước sông trở màu đen, hôi thối…

Xã mới có 5/12 xóm được sử dụng nước sạch, số còn lại nhờ vào nguồn nước ô nhiễm từ các con lạch, con sông để sinh hoạt.

Ăn ở, sinh hoạt đã vậy, đến khi chết, dân ở đây cũng không có nghĩa địa tập trung để chôn cất. Nhiều khu chôn cất chỉ nằm cách nhà dân chừng vài bước chân. Chính vì vậy mà xã Diễn Ngọc còn có cái tên khác.

Chủ tịch xã Diễn Ngọc Đậu Xuân Thủy thừa nhận, cả xã chỉ có 300 ha đất tự nhiên trong khi dân số lại quá nhiều.

Sẵn đâu "khoái" đó ảnh 4
Người dân làng năm không sinh hoạt, nước dùng đều trên con sông Đào. Ảnh: PV

Xã Diễn Ngọc từng là nơi xuất hiện dịch sốt xuất huyết, dịch tả đầu tiên ở Nghệ An, sau đó lây lan và bùng phát trên diện rộng (gần đây nhất là vào tháng 4/2008).

Đấy là chưa kể các bệnh xơ gan, sán lá gan, và ung thư gan. Một bà lão khoảng 60 tuổi ở xóm Đông Lộc xòe tay nhẩm tính: “Năm ngoái, chết bốn người”.

Bà Lê Thị Mùi, ở cuối xóm, khóc: “Chồng tui đang khỏe mạnh, đi nước mắm hàng ngày, bỗng nhiên đổ bệnh, trướng bụng và đau. Đi khám thì bác sĩ chẩn đoán bị ung thư gan giai đoạn cuối. Ông ấy bị chỉ trong vòng một tháng là mất”.

Đêm đến họ còn rủ nhau ra sông ngồi xổm tập thể.

Tại xóm Yên Thịnh, anh Hoàng Thạch, Nguyễn Quang Vinh, chị Nguyễn Thị Tâm đều bị bệnh sán lá gan.

Chị Nguyễn Thị Huệ, vợ anh Vinh, trần tình: “Chồng tui bị sán lá gan từ năm 2006 đến giừ vẫn chưa khỏi”. Làng năm không còn có tỷ lệ người bị tâm thần, dị tật, khuyết tật, loãng xương rất cao. Riêng xóm Nam Thịnh, 10 người bị thiểu năng, và bị dị tật.

Vợ chồng bác Đặng Thung năm nay ngoài 70 tuổi rồi nhưng vẫn phải mò cua bắt ốc, nuôi hai con tâm thần. Anh Nguyễn Văn Hưng sinh năm 1971, ở xóm Yên Thịnh, bị chứng giòn xương. Từ năm 2005 đến nay, anh phải năm lần cưa chân. Hiện nay, anh bị cụt lên tận bẹn. Vợ phải một mình vất vả nuôi anh và bốn đứa con thơ.

MỚI - NÓNG