<FONT face=Tahoma>Kích cầu nhiều vào các tập đoàn nhà nước - coi chừng lạm phát !</FONT>

Hàng loạt vấn đề kinh tế làm 'nóng' diễn đàn Quốc hội

Hàng loạt vấn đề kinh tế làm 'nóng' diễn đàn Quốc hội
TPO - Người lao động mất việc trong lúc lao động nước ngoài tràn vào, dự báo kinh tế kém, nguy cơ tái lạm phát do kích cầu... là những vấn đề nóng được các ĐBQH bàn thảo sôi nổi trong cuộc thảo luận tổ sáng 21/5.

Kích cầu nhiều vào các tập đoàn nhà nước - coi chừng lạm phát !

Đánh giá theo khía cạnh khác, ông Trừng cũng cho biết không tán thành cách kích cầu hiện nay vì nếu chỉ cần 5 tỉ USD trong số vốn kích cầu này rơi vào các tập đoàn, tổng công ty thì chắc chắn lạm phát sẽ “rình rập”. 

“Cần có sự giám sát chặt chẽ nếu không sẽ trở lại tình trạng lạm phát rồi dẫn đến suy thoái. Kích cầu cần phải tới được với dân, doanh nghiệp, các thành phần kinh tế phải hoạt động hiệu quả vì nếu doanh nghiệp phá sản thì người lao động sẽ mất việc”- ông nói.

Đại biểu Nguyễn Đăng Trừng (TP Hồ Chí Minh) cho rằng hiện hoạt động của các tập đoàn, tổng công ty nhà nước không hiệu quả so với các công ty tư nhân. Các tập đoàn hiện đang nắm một lượng vốn rất lớn của xã hội nhưng chưa đủ mạnh tương xứng.

TS Trần Du Lịch, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Kinh tế TP Hồ Chí Minh, cũng cho rằng diễn biến trong thời gian vừa qua cho thấy trong các thành phần kinh tế thì sự suy giảm lớn nhất là các doanh nghiệp quốc doanh. Ở Pháp các đơn vị quốc doanh họ làm việc thuần túy của các đơn vị quốc doanh như cơ khí, chế tạo chứ không đi làm resort, sân golf như một số doanh nghiệp quốc doanh ở Việt Nam đang làm hiện nay.

Hàng loạt vấn đề kinh tế làm 'nóng' diễn đàn Quốc hội ảnh 1
ĐBQH Nguyễn Đăng Trừng. Ảnh : Phạm Tuyên 

Về đề nghị tăng bội chi ngân sách, TS Lịch cũng cho rằng hiện tất cả các nước đều có công bố về mức bội chi ngân sách năm 2009 như Mỹ là 11%, Nhật Bản ở mức 10%, ngay cả Ấn Độ cũng ở mức 11,4%. “Ở nước ta nếu năm 2009 đạt mức bội chi 8% trong điều kiện kiểm soát được giá cả dưới 10% thì theo tôi đây là việc làm cần thiết để tạo cú hích cho nền kinh tế. Nếu không làm thì chúng ta khó có thể phục hồi nhanh trong năm 2010.

Quốc hội cần ra Nghị quyết kèm theo những điều kiện về mức bội chi 8% chứ không nên cứ đồng ý cho tăng mức bội chi và sau đó Chính phủ cứ thế thực hiện mà không có việc đánh giá lại kết quả thực hiện. Trong đó cũng phải làm rõ phần nào của bội chi dành cho bù đắp thiếu hụt nguồn chi, phần nào cho kích cầu đầu tư và kết quả thực hiện thế nào”- Ông Lịch kiến nghị.

Phản biện lại với quan điểm các tập đoàn kinh tế làm ăn không hiệu quả bằng các doanh nghiệp ngoài quốc doanh, ông Đặng Ngọc Tùng, Chủ tịch Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam cho rằng vẫn có những doanh nghiệp quốc doanh cũng làm ăn rất tốt nhưng điều quan trọng là quản lý doanh nghiệp này thế nào.

Ông cũng lấy ví dụ về trường hợp ở Na Uy, dù là nước tư bản nhưng Thủ tướng nước này vẫn quyết định giữ lại những doanh nghiệp quốc doanh lớn làm chủ đạo cho nền kinh tế. Chính vì vậy trong cuộc khủng hoảng vừa qua kinh tế Na Uy vẫn đứng vững và nhanh chóng vượt qua khủng hoảng.

Cơ hội tốt để tái cấu trúc nền kinh tế

Dự báo kinh tế: Kém !

Một điểm đáng lưu ý, theo TS Lịch đó là công tác dự báo kinh tế của chúng ta rất kém. Điển hình là cuối năm 2008 khi Quốc hội đang họp thì tình hình kinh tế trong nước có diễn biến rất phức tạp và đến hết tháng 11 mà chúng ta vẫn chưa dự báo được GDP trong nước là bao nhiêu 6% hay 6,5%. Trong khi đó chúng ta lại nói rất nhiều đến diễn biến kinh tế ở các nước khác.

Ông cũng cho rằng trong điều kiện kinh tế suy giảm hiện nay nếu để lạm phát 2 con số ở mức 15% (như mức Quốc hội đã thông qua trong kỳ họp trước) trong khi nền kinh tế đang suy giảm là không chấp nhận được. Chúng ta đã nới lỏng chính sách tiền tệ, tăng thu chi thì mức lạm phát nên dưới 10%. 

Ông Nguyễn Ngọc Hòa, (TP.HCM) cho rằng tình hình kinh tế hiện nay là cơ hội tốt để tái cấu trúc nền kinh tế, sắp xếp lại hoạt động của các doanh nghiệp. Theo ông Hòa, nếu gói kích cầu cứ tập trung theo kiểu bình quân hỗ trợ lãi suất 4% thì không nên. Cần có sự phân loại các doanh nghiệp với mức độ hỗ trợ khác nhau. Cần thiết với từng nhóm doanh nghiệp có thể xem xét đến việc cho đảo nợ.

Ngoài ra bên cạnh kích cầu đầu tư và kích cầu tiêu dùng cần quan tâm đến việc thiết lập hệ thống phân phối. Việc tạo cầu nối giữa tiêu dùng và đầu tư thì mới tạo sự thông suốt trên thị trường. “Hệ thống hàng rào kỹ thuật chúng ta có dựng lên nhưng vẫn chưa kiểm soát chặt, vẫn để lọt lưới các loại hàng. Cần nghiên cứu các hàng rào kỹ thuật mới cho phù hợp với tình hình. Hiện tất cả các nước đều áp dụng việc này”- Ông Hòa khuyến cáo.

Đại biểu Nguyễn Đức Hiền (Quảng Ngãi) nêu hiện tượng việc hỗ trợ lãi suất được Chính phủ đưa ra nhằm hỗ trợ doanh nghiệp vượt qua khó khăn nhưng thực tế nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ lại không tiếp cận được nguồn vốn này. Một điều đáng lưu ý khác nữa là các hợp tác xã, nơi có rất nhiều lao động làm việc và có đóng góp đáng kể cho nền kinh tế, thì lại chưa được quan tâm trong việc kích cầu. Những bất cập này sẽ làm nảy sinh cơ chế xin cho.

Cảnh báo hiện tượng lao động nước ngoài tràn vào VN

Hàng loạt vấn đề kinh tế làm 'nóng' diễn đàn Quốc hội ảnh 2 Đây là điều bất hợp lý khi người lao động trong nước mất việc thì người nước ngoài lại tràn vào. Chính phủ cần có sự thống kê chính xác hiện trên cả nước có bao nhiêu người nước ngoài làm việc, trong số này bao nhiêu người là lao động có trình độ. Hàng loạt vấn đề kinh tế làm 'nóng' diễn đàn Quốc hội ảnh 3

Đặng Ngọc Tùng -Chủ tịch Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam

Ông Đặng Ngọc Tùng cho rằng cần quan tâm hơn nữa đến khía cạnh bảo vệ người lao động. Thực tế hiện nay những giải pháp mà Chính phủ đưa ra có những chủ trương chưa đi vào thực tế ở cơ sở.

Thực tế tại TP.HCM có những chủ cơ sở bỏ trốn, không trả lương cho doanh nghiệp mà theo quy định của Chính phủ về hỗ trợ người thất nghiệp thì trường hợp này Nhà nước phải đứng ra trả lương thay rồi tiến hành thanh lý doanh nghiệp. Tuy nhiên xuống địa phương thì Sở KH-ĐT thành phố bảo không thực hiện được.

Ông Tùng cũng lưu ý việc tình trạng thất nghiệp và lao động nước ngoài vào Việt Nam nhiều. Theo ông chúng ta đang phải đối mặt với hiện tượng ở trong nước người lao động mất việc nhiều trong khi lao động nước ngoài đang vào nhiều. Thực tế có việc người nước ngoài đi du lịch rồi ở lại luôn để tìm việc làm. Cũng có hiện tượng các công ty trong nước tuyển dụng người nước ngoài vào làm việc mà không biết chất lượng lao động ra sao.

“Đây là điều bất hợp lý khi người lao động trong nước mất việc thì người nước ngoài lại tràn vào. Chính phủ cần có sự thống kê chính xác hiện trên cả nước có bao nhiêu người nước ngoài làm việc, trong số này bao nhiêu người là lao động có trình độ”- Ông Tùng kiến nghị.

Một vấn đề nữa đáng chú ý, theo TS Trần Du Lịch, là việc Quốc hội đã quyết trong năm nay giải quyết việc làm đạt trên 1,5 triệu người. Theo tôi chỉ tiêu việc làm là chỉ tiêu cực kỳ quan trọng trong phát triển kinh tế vĩ mô. Chúng ta phải làm rõ năm nay thất nghiệp là bao nhiêu, việc làm mới tạo ra là bao nhiêu.

“Năm 2003 dù kinh tế tăng trưởng 6,1%, tổng đầu tư xã hội tăng nhưng tạo việc làm lại không đạt kế hoạch.Như vậy việc làm này tính theo tổng đầu tư hay tính theo tăng trưởng kinh tế. Hay đây có phải là con số sử dụng theo phương thức “AC” hay còn gọi là áng chừng. Tôi cho rằng chúng ta chưa đánh giá được đầy đủ về việc làm và thất nghiệp. Vì vậy Quốc hội cần phải làm rõ và điều chỉnh lại chỉ tiêu việc làm đến hết quý IV/2009”- Ông Lịch nói.

Ý kiến của bạn về vấn đề này ?

MỚI - NÓNG
Tước hơn 3.400 giấy phép lái xe trong ngày 30/4
Tước hơn 3.400 giấy phép lái xe trong ngày 30/4
TPO - Chiều 30/4, Ủy ban An toàn giao thông (ATGT) Quốc gia cho biết, trong ngày 30/4, toàn quốc xảy ra 61 vụ tai nạn giao thông, làm chết 27 người, bị thương 45 người. Lực lượng chức năng tước hơn 3.400 giấy phép lái xe các loại do vi phạm an toàn giao thông.