Dự báo quan sát nhật thực ở Việt Nam: Sai nhiều!

Dự báo quan sát nhật thực ở Việt Nam: Sai nhiều!
TP - Hiện tượng nhật thực toàn phần dài nhất thế kỷ xảy ra sáng 22/7 không chính xác với những dự đoán mà một số nhà nghiên cứu thiên văn học đưa ra trước đó, ông Đặng Vũ Tuấn Sơn, Hội trưởng Hội Thiên văn học Trẻ Việt Nam, nhận xét.
Dự báo quan sát nhật thực ở Việt Nam: Sai nhiều! ảnh 1
Ngắm nhật thực qua kính thiên văn - Ảnh: Hồng Vĩnh

Hiện tượng thiên nhiên kỳ thú nhất thế kỷ, Mặt Trăng ăn Mặt Trời thu hút không ít người hiếu kỳ. Những mái nhà cao tầng, những nơi thoáng đãng và dễ dàng quan sát nhất đều chật cứng người đón xem.

Tám giờ năm phút sáng 22/7, ông Đặng Vũ Tuấn Sơn, Hội trưởng Hội Thiên văn trẻ Việt Nam, ra sân vận động Mỹ Đình, Hà Nội, để quan sát nhật thực với dụng cụ đơn giản là một miếng ruột của đĩa mềm gập đôi lại để lọc bớt ánh sáng mặt trời.

Trời rất quang đãng, không có mây mù che khuất. Tuy nhiên, theo ông Sơn, vì vào thời điểm sáng sớm, cường độ ánh sáng mặt trời mạnh và chói nhất trong ngày nên hơi khó nhìn.

Ông cho biết thêm, khoảng 8 giờ 10 phút, Mặt trăng bắt đầu vào địa phận che phủ Mặt trời và, khoảng 8 giờ 25 phút, hiện tượng này kết thúc. Như vậy, nhật thực chỉ kéo dài trong vòng mười lăm phút.

Trong khi đó, con số các nhà nghiên cứu phát biểu trên báo chí trước ngày xảy ra nhật thực khá chênh lệch. Một nhà nghiên cứu ở Hội Thiên văn - Vũ trụ Việt Nam cho biết, thời điểm xảy ra nhật thực một phần ở Hà Nội lúc 7 giờ 6 phút 34 giây và kết thúc lúc 9 giờ 26 phút 10 giây, nghĩa là kéo dài khoảng hai tiếng 20 phút.

Về tỷ lệ che khuất cực đại, đơn vị kia dự báo là 67,5 phần trăm lúc 8 giờ 11 phút 50 giây. Còn Phòng Nghiên cứu Lịch, Viện KH&CN Việt Nam, cho rằng tỷ lệ đó lớn hơn, đến 73 phần trăm. Trên thực tế quan sát, ông Đặng Vũ Tuấn Sơn khẳng định, độ lớn cực đại chỉ ở mức 40 – 45 phần trăm.

Tính toán kém hay lười?

“Những sai lệch trong tính toán về thiên văn, vũ trụ như thế là dễ hiểu vì việc tính toán quỹ đạo của các thiên thể rất khó khăn. Chỉ đáng tiếc là nhiều người háo hức theo dõi hiện tượng thiên nhiên có một không hai này bị một phen hụt hẫng” - ông Sơn chia sẻ.

Còn theo Thạc sĩ Trần Tiến Bình, Phòng Nghiên cứu Lịch, Viện Khoa học & Công nghệ Việt Nam, một số người có thể không tự tay tính toán, mà chỉ lấy số liệu ở bảng thống kê của các trung tâm nghiên cứu vũ trụ trên thế giới đã tính để thông tin.

Ông Đặng Vũ Tuấn Sơn bày tỏ: “Không hiểu con số các nhà nghiên cứu đưa ra sai sót hay các phương tiện truyền thông đâu đó vẫn còn tình trạng thổi phồng sự việc lên để kích thích trí tò mò. Tuy nhiên, mọi người cần phải có trách nhiệm hơn về những dự báo của mình”.

Không phải chỉ lần này mới xảy ra vấn đề sai lệch trong dự báo các con số liên quan đến mức độ quan sát nhật thực ở Việt Nam. Thạc sĩ Trần Tiến Bình cho hay, chính mắt ông quan sát hiện tượng nhật thực ngày 1/8/2008 diễn ra không như dự đoán của một số đơn vị nghiên cứu trước đó đưa tin.

“Nhật thực bắt đầu vào lúc 17 giờ 47 phút nhưng Hội Thiên văn - Vũ trụ Việt Nam lại nói bắt đầu lúc 15 giờ 6 phút. Thời gian xảy ra nhật thực chênh nhau đến hơn hai tiếng đồng hồ”.

Xem nhật thực trên bãi biển

Sáng sớm hôm qua, hàng chục hội viên CLB Thiên văn Bách Khoa (TP Đà Nẵng) cùng kéo đến bãi biển Phạm Văn Đồng (Đà Nẵng).

Hơn 7giờ, hiện tượng nhật thực bắt đầu xuất hiện nhưng phải đến 8h15, Mặt trăng mới bắt đầu nuốt Mặt trời một cách rõ ràng, đạt đến hơn 45 phần trăm. Chỉ cần một tấm phim nhỏ hay giấy bóng kính gấp lại là có thể xem chuẩn xác.

Khoảng vài phút sau, nhật thực bắt đầu giãn ra. Trong giây phút, hàng trăm cặp mắt chăm chú nhìn lên trời và niềm thích thú thể hiện trong từng ánh mắt, nụ cười.

MỚI - NÓNG
Chủ tịch UBND TPHCM Phan Văn Mãi nhận thêm nhiệm vụ
Chủ tịch UBND TPHCM Phan Văn Mãi nhận thêm nhiệm vụ
TPO - Ông Phan Văn Mãi giữ nhiệm vụ Chủ tịch Hội đồng đánh giá Đề án thí điểm chính sách khuyến khích và bảo vệ cán bộ năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm vì lợi ích chung thực hiện Kết luận 14 của Bộ Chính trị.