3 phương án điều hành giá xăng, dầu

3 phương án điều hành giá xăng, dầu
TPO - Liên quan đến việc điều chỉnh, bổ sung Nghị định 55 về kinh doanh xăng dầu, Bộ Tài chính đã đưa ra ba phương án mới về điều hành giá xăng dầu. Theo phương án 1, khi giá đầu vào tăng trên 3% so với giá bán lẻ hiện hành thì doanh nghiệp được tăng giá bán.

>> Sẽ nhắc doanh nghiệp giảm giá xăng dầu
>> Chưa hạ giá xăng dầu vì vẫn đang... lỗ

3 phương án điều hành giá xăng, dầu ảnh 1

Theo phương án 1 của Bộ Tài chính, khi giá đầu vào tăng trên 3% so với giá bán lẻ hiện hành thì doanh nghiệp được tăng giá bán. Ảnh minh họa : Tuổi trẻ

Phát biểu tại cuộc về dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung thay thế Nghị định 55 về kinh doanh xăng dầu ngày 29/7, Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Cẩm Tú cho biết dự thảo lần này nhằm bổ sung một số vấn đề tồn tại mà Nghị định 55 chưa đề cập hoặc chưa sát với yêu cầu thực tế.

Mục tiêu của dự thảo nhằm nội dung bảo đảm gia xăng dầu vận hành theo cơ chế thị trường, thúc đẩy quá trình hội nhập về giá, tạo điều kiện cho doanh nghiệp thực hiện quyền tự chủ về giá và chịu trách nhiệm về kết quả hoạt động. Đồng thời bảo đảm vai trò quản lý Nhà nước về giá, khắc phục tình trạng độc quyền, cạnh tranh không lành mạnh, nhất là bình ổn giá, khuyến khích cạnh tranh về giá.

Đặc biệt, dự thảo lần này sẽ cho phép các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế tham gia kinh doanh xăng dầu và mở rộng các quyền tham gia điều tiết, phân phối cũng như quyền kinh doanh nhiều loại nhiên liệu của các đơn vị.

Về việc điều chỉnh, bổ sung Nghị định về kinh doanh xăng dầu, Bộ Tài chính đưa ra ba phương án để cả xã hội chọn. Theo phương án 1, trường hợp các yếu tố đầu vào làm cho giá thành tăng lên 3% so với giá bán lẻ hiện hành thì doanh nghiệp phải giữ giá bán.

Nếu tăng từ 3 – 12% so với giá bán lẻ hiện hành thì được tăng giá bán lẻ nhưng không được vượt quá 50% mức tăng giá cơ sở. Thời gian giữa hai lần tăng giá tối thiểu là 10 ngày. Sau 3 lần tăng giá liên tiếp trên 12% Nhà nước sẽ áp dụng các biện pháp bình ổn giá.

Với phương án 2, khi giá xăng dầu thế giới đầu vào tăng dưới 10% thì doanh nghiệp chủ động quy định giá. Nếu giá tăng từ 10 - 15% doanh nghiệp được điều chỉnh giá tăng 60% của mức giá vốn thêm 10 – 15%. 40% còn lại được bù từ Quỹ bình ổn giá. Thời gian giữa 2 lần tăng giá liên tiếp là 20 ngày.

Theo phương án 3 của Bộ Tài chính, nếu giá đầu vào tăng 7% doanh nghiệp được quy định mức giá và Nhà nước sẽ giám sát, có ý kiến nếu mức tăng giá không hợp lý. Trường hợp giá tăng từ 7 – 12% thì doanh nghiệp được điều chỉnh giá của 60% mức giá vốn tăng, 40% còn lại bù từ quỹ bình ổn giá. Nếu giá tăng trên 12% Nhà nước sẽ áp dụng các biện pháp bình ổn cần thiết. Thời gian giữa hai lần tăng giá cũng là 20 ngày.

Trước những đề nghị trên, Thứ trưởng Nguyễn Cẩm Tú cho biết các phương án đưa ra để thảo luận đều được đối xử như nhau và sẽ được lấy ý kiến rộng rãi trước khi được chọn lựa chính thức.

Đại diện người tiêu dùng sẽ được giám sát giá xăng, dầu

TS Nguyễn Minh Phong, Trưởng phòng Kinh tế, Viện Nghiên cứu kinh tế- xã hội Hà Nội cho rằng dự thảo đã có bước tiến lớn so với cơ chế điều hành hiện nay, nhất là việc có công thức tính giá.

Tuy nhiên, dự thảo không bóc tách các loại giá trong giá cơ sở và còn ẩn những điều khiến doanh nghiệp có thể lợi dụng. Trong đó quan trọng nhất là việc chưa phân định rõ phần xăng dầu dự trữ quốc gia và phần kinh doanh. Cách tính giá bán lẻ còn bị chi phối nhiều bởi cơ chế xin cho, khó khuyến khích tính năng động của doanh nghiệp.

Theo đề xuất của ông Phong, thay vì cách tính giá cơ sở của dự thảo với nhiều loại giá cộng vào gây sự “mập mờ” thì nên dùng cách tính giá tối thiểu. Trong đó, giá CIF và các loại chi phí lưu thông được cộng thành giá tối thiểu.

Ưu điểm của cách tính giá này là người dân biết được giá thị trường. Các doanh nghiệp được cạnh tranh, giảm chi phí và giảm giá bán. Hiện nay 11 doanh nghiệp đầu mối xăng dầu đều có 1 giá, đây là điểm vô lý. Công thức tính này cũng đảm bảo trách nhiệm của từng bộ phận đến đâu, từ đó người dân không còn nghi ngờ mình bị "móc túi".

Cùng quan điểm trên, ông Nguyễn Khánh Toàn, Phó Tổng thư ký Hiệp hội Vận tải Ô tô Việt Nam cho rằng dựa vào cách tính giá cơ sở như dự thảo thì thị trường sẽ lại chỉ có một giá bán lẻ nên chưa khơi được tính năng động trong nhập khẩu và tính cải tiến cách thức kinh doanh của doanh nghiệp.

Ngoài ra không nên quy định mức giá tăng giảm 3% mà nên áp dụng mức điều chỉnh 5% để tránh sự thay đổi liên tục về giá. Đồng thời nên quy định điều chỉnh giá giữa hai lần tối thiểu là 30 ngày thay vì 10 ngày như trong  phương án 1 của Bộ Tài chính.

“Quỹ Bình ổn xăng dầu thực chất là của người tiêu dùng nên việc quản lý giám sát ngoài Bộ Tài chính nên có sự tham giá của đại diện người tiêu dùng. Việc này cũng nên đưa vào nghị định nếu không sẽ không có văn bản nào điều chỉnh được”- Ông Toàn đề xuất.

Đóng góp ý kiến cho dự thảo, đại diện Sở Công Thương Vĩnh Phúc cho rằng vì thị trường xăng dầu còn sự độc quyền nên cần bóc tách toàn bộ các cây xăng (đại lý phân phối) thuộc Tổng công ty Xăng dầu bằng cổ phần hoá. Khi đó, hệ thống phân phối sẽ tăng tính cạnh tranh vì các cây xăng sẽ nhập hàng từ các đầu mối nào có giá rẻ hơn. Như vậy vừa khuyến khích phát triển hệ thống phân phối, vừa khuyến khích các doanh nghiệp tư nhân tham gia nhập khẩu xăng dầu.

Trước ý kiến trên,  Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Cẩm Tú cho rằng không có độc quyền trong ngành xăng dầu, quy mô doanh nghiệp không quyết định được điều gì cả.

"Giả sử Petrolimex ngừng bán hàng, người tiêu dùng vẫn có xăng tiêu dùng như bình thường, chỉ có điều phải chờ đợi khi xếp hàng mua xăng dầu lâu hơn một chút. Về ý kiến hệ thống cửa hàng của Petrolimex luôn ở các vị trí đẹp, thuận tiện cho kinh doanh là do lịch sử để lại"- ông Tú giải thích.

Công thức tính giá xăng dầu để áp dụng phương pháp chi phí

Giá CIF cộng với thuế nhập khẩu, cộng thuế tiêu thụ đặc biệt) nhân với tỷ giá ngoại tệ, cộng với chi phí kinh doanh định mức, cộng lợi nhuận định mức trước thuế, cộng Thuế giá trị gia tăng, cộng phí xăng dầu, cộng mức trích Quỹ bình ổn giá, cộng cá loại thuế, phí và các khoản trích nộp khác theo quy định pháp luật hiện hành. Trong đó, giá CIF là giá xăng dầu thế giới cộng phí bảo hiểm, cộng cước vận tải về đến cảng Việt Nam.

Ý kiến của bạn về vấn đề này ?

MỚI - NÓNG