1m3 biogas thành 1 kwh điện

1m3 biogas thành 1 kwh điện
TP - Biogas không chỉ để đun nấu, nhóm nghiên cứu của ĐH Đà Nẵng vừa nghiên cứu tạo ra bộ phụ kiện vạn năng để chuyển đổi động cơ tĩnh tại chạy bằng xăng dầu sang chạy bằng biogas.
1m3 biogas thành 1 kwh điện ảnh 1
Nguồn chất thải chăn nuôi còn có thể tận dụng để phát điện

Biogas là năng lượng tái sinh nhận được từ quá trình phân hủy các chất hữu cơ trong môi trường thiếu không khí. Rác thải sinh hoạt, các chất thải của quá trình sản xuất nông nghiệp, chăn nuôi, xử lý nước... là nguồn nguyên liệu tốt để sản xuất biogas.

Khí biogas có khả năng sinh điện, nhưng hiện nay, nguồn biogas ở Việt Nam phân tán rất nhiều, lượng biogas thừa không sử dụng hết trở thành nguồn phát thải chất khí gây ra hiệu ứng nhà kính. Trong khi nguồn điện phục vụ chăn nuôi sản xuất lại không ổn định, nhiều cơ sở thiếu điện sản xuất, phải trang bị máy phát điện chạy xăng dầu rất tốn kém.

Để tận dụng khí biogas, các nhà khoa học của ĐH Đà Nẵng đã nghiên cứu để máy phát điện có thể chạy bằng biogas. Đề tài ứng dụng biogas để chạy động cơ diesel đi vào triển khai dưới sự chủ trì của GS.TSKH Bùi Văn Ga (Giám đốc ĐH Đà Nẵng) và sự hỗ trợ của Công ty Ô tô Toyota Việt Nam trong khuôn khổ chương trình Go Green – Hành trình Xanh, một trong những chương trình bảo vệ môi trường có quy mô lớn và rộng khắp.

Nguồn năng lượng tái sinh này sẽ góp phần giải quyết hai vấn đề lớn: giảm nồng độ các chất ô nhiễm bầu khí quyển, đặc biệt là khí CO2 và bảo đảm an ninh năng lượng khi nguồn nhiên liệu hóa thạch trong lòng đất ngày càng cạn kiệt.

Giáo sư Ga cho biết, nếu chăn nuôi có quy mô từ 50 con heo trở lên, sử dụng biogas để chạy máy phát điện cỡ nhỏ sẽ tiết kiệm được khoảng 24 triệu đồng/năm.

Động cơ chạy bằng biogas có thể biến 1m3 biogas thành 1kWh điện, tiết kiệm được 0,4 lít diesel và góp phần làm giảm phát thải 1kg khí CO2 vào bầu khí quyển.

Việc sử dụng chất thải chăn nuôi tạo khí ga không những chủ động được nguồn điện thắp sáng để duy trì hoạt động sản xuất, kinh doanh mà còn giảm ô nhiễm.

Không dừng lại ở thí điểm

Theo kết quả nghiên cứu của Đại học Đà Nẵng, các chủ trang trại chăn nuôi tại các tỉnh, thành phố trong cả nước đã xây dựng được hầm biogas có thể chọn cách cải tạo động cơ chạy bằng diesel sang chạy bằng biogas và khi cần thiết có thể sử dụng lại diesel với bộ phụ kiện vạn năng để chuyển đổi động cơ tĩnh tại chạy bằng xăng dầu sang chạy bằng biogas/xăng hay biogas/diesel GATEC.

Việc đưa những tiến bộ từ nghiên cứu khoa học vào cuộc sống thường khó khăn đối với các nhà nghiên cứu nếu không có sự hỗ trợ của doanh nghiệp, của cộng đồng.

Dự án thí điểm Sản xuất điện năng quy mô nhỏ bằng biogas là một trong những hoạt động thiết thực đóng góp bảo vệ môi trường trong khuôn khổ chương trình tổng thể Go Green – Hành trình xanh của Công ty Ô tô Toyota Việt Nam.

Cho tới nay, 25 cụm máy phát điện chạy bằng diesel sang sử dụng biogas được Toyota Việt Nam hỗ trợ kinh phí lắp đặt cho 25 trang trại chăn nuôi tại các địa phương trên địa bàn cả nước.

Theo thống kê sơ bộ, sau một năm thực hiện, dự án thí điểm đã được triển khai tại nhiều địa phương trong cả nước, lan tỏa đến vùng sâu, vùng xa của các tỉnh Thanh Hóa, Quảng Nam, Khánh Hòa và… (Buôn Ma Thuột). Rất nhiều người tiếp tục đăng ký tham gia chuyển đổi động cơ sau khi giai đoạn thí điểm kết thúc.

Mô hình này cần được nhân rộng nhằm tiết kiệm nhiên liệu hóa thạch và bảo vệ môi trường như lời ông Tatsuya Kijimoto - Phó Giám đốc Marketing Cty Ô tô Toyota Việt Nam, phát biểu trong hội thảo tổng kết một năm thực hiện dự án thí điểm.

MỚI - NÓNG
Chu Thanh Huyền đeo vàng trĩu cổ
Chu Thanh Huyền đeo vàng trĩu cổ
TPO - Trong ngày trọng đại, Chu Thanh Huyền và Quang Hải được gia đình nhà gái và nhà trai trao tặng nhiều quà cưới. Theo ghi nhận, cặp đôi nhận được những món quà giá trị từ gia đình 2 bên gồm nhiều kiềng vàng và nhẫn.