Phòng và tự phát hiện bệnh sốt xuất huyết

Phòng và tự phát hiện bệnh sốt xuất huyết
TP - Trong bối cảnh dịch sốt xuất huyết chưa vào đỉnh mà đã vượt kỷ lục về số mắc và tử vong tại nhiều tỉnh thành so với các năm trước,  xin cung cấp thêm một số kiến thức cơ bản về căn bệnh chưa có thuốc điều trị đặc hiệu và phòng ngừa này.

Mọi lứa tuổi đều có thể bị sốt xuất huyết, nhất là từ 1-15 tuổi, đặc biệt là 3-8 tuổi.

Làm sao để biết mình bị mắc

Khi thấy những dấu hiệu sau:

* Sốt (nóng) cao 39-40 độ C đột ngột, liên tục 3-4 ngày liền.

* Xuất huyết (chảy máu) thường ở nhiều dạng như xuất huyết dưới da, làm lộ trên mặt da những chấm nhỏ màu đỏ, đốm đỏ hay vết bầm. Phân biệt vết xuất huyết với vết muỗi cắn bằng cách căng da xung quanh chấm đỏ. Nếu chúng vẫn còn là do xuất huyết. Ngược lại, nếu biến mất thì đó là vết muỗi cắn.

* Chảy máu cam, chảy máu chân răng, nướu răng.

* Ói hoặc đi cầu ra máu ( nước ói màu nâu, phân lợn cợn như bã cà phê hoặc đỏ tươi), đau bụng.

* Sốc là dấu hiệu nặng, thường xuất hiện từ ngày thứ 3-6 của bệnh, đặc biệt lúc đang sốt cao chuyển sang hết sốt và có thể xảy ra kể cả khi không thấy rõ dấu hiệu xuất huyết. Dấu hiệu sốc gồm mệt, li bì hoặc vật vã, chân tay lạnh, tiểu ít, có thể kèm theo ói hoặc đi cầu ra máu.

Lưu ý, không phải tất cả người bị sốt xuất huyết đều bị sốc. Tuy nhiên nên thận trong theo dõi tất cả người đang bị nghi ngờ sốt xuất huyết để kịp thời phát hiện những dấu hiệu nguy hiểm kể trên.

Phòng bệnh thế nào

Mặc quần áo dài tay, ngủ màn cả ban đêm lẫn ban ngày. Không để ở nơi thiếu ánh sáng, ẩm thấp để tránh muỗi trích (đốt).

Thoa thuốc chống muỗi lên những vùng da lộ ra ngoài để bảo vệ mọi lúc, cả ngày lẫn đêm. Đậy kín lu, vại, hồ, bể chứa nước, không tạo nơi cho muỗi đẻ và hàng tuần nên cọ rửa với bàn chải để trứng muối rơi ra, thả cá bảy màu diệt lăng quăng (bọ gậy).

Dọn dẹp nhà cửa ngăn nắp, sạch thoáng, không treo quần áo làm chỗ cho muỗi trú đậu, loại bỏ các vật chứa nước đọng (gáo dừa, lon, đồ hộp, ly, chén, chai lọ bể, vỏ xe),  đổ dầu hỏa hoặc pha nhiều muối vào chén nước chống kiến chân tủ thức ăn để triệt nơi sinh sản của muỗi. Có thể dùng thuốc diệt muỗi hoặc nhang trừ muỗi. 

Điều trị sốt xuất huyết bằng y học cổ truyền

Với sốt xuất huyết độ III là độ IV, nhất thiết phải đưa bệnh nhân tới cơ sở điều trị tây y kịp thời. Nhưng, kinh nghiệm cho thấy, các bài thuốc nam rất có công hiệu trong điều trị bệnh sốt xuất huyết mức độ I (sốt đột ngột, kéo dài từ 2-5 ngày, có vết bầm tím da khi cọ sát hoặc tiêm chích), độ II  (triệu chứng giống độ I, có thêm xuất huyết dưới da hoặc xuất huyết nội tạng).

Theo y học cổ truyền, bệnh sốt xuất huyết thuộc nhóm ôn bệnh và ôn dịch, nhiệt là tác động vào doanh, vệ, khí và huyết. Phép điều trị: thanh nhiệt, lương huyết, chỉ huyết, giải độc, nâng cao thể trạng người bệnh. Nguyên tắc điều trị: bổ sung kịp thời dịch thể, cho uống thuốc nam và cho bệnh nhân nghỉ ngơi, ăn uống đầy đủ những chất dễ tiêu hoá.

Một số bài thuốc Nam điều trị sốt xuất huyết:

Bài 1: Lá cúc tần 12g, cỏ nhọ nồi 16g, mã đề 16g, trắc bách diệp hoặc lá sen, kinh giới (sao đen) 16g, củ sắn dây hoặc lá dâu 20g, rau má 16g, lá tre 16g, gừng tươi 3 lát. Cho các vị trên vào nồi sạch, đổ 600ml nước, đun sôi 15 phút, để nguội cho người bệnh uống.

Bài 2: Cỏ nhọ nồi 20g, cối xay (sao vàng) 8g, rễ cỏ tranh 20g, sài đất 20g, kim ngân (hoa, lá, cuộng) 12g, hạ khô thảo hoặc bồ công anh 12g, hoa hoè (sao vàng) 10g, gừng tươi ba lát. Cho các vị trên vào nồi sạch, đổ 600ml nước, đun sôi 15 phút, để nguội, uống trong ngày.

Bài 3: Cỏ nhọ nồi 20g, cam thảo 6g, hoạt thạch hoặc cối xay 12g, mã đề hoặc lá tre 16g, gừng tươi ba lát. Cho các vị trên vào nồi sạch. Đổ 600ml nước, đun sôi 15 phút, để nguội, uống trong ngày. Khi hết sốt thì ngừng uống.

Bài 4: Hoạt thạch sáu phần, cam thảo một phần. Trộn đều rồi tán thành bột, uống ba lần, mỗi lần một thìa cà phê. Khi hết sốt thì ngừng uống nước.

Khi hết sốt, bắt đầu hồi phục sức khỏe thì dùng bài thuốc bổ trung ích khí (gồm đẳng sâm 16g, bạch truật 12g, trần bì 8g, cam thảo 6g, dương quy 12g, sài hồ 10g). Sắc uống mỗi ngày một thang, chia uống ba lần, uống từ 5-7 thang.

MỚI - NÓNG
Ga Hà Nội sẽ thành ga đường sắt đô thị nội đô
Ga Hà Nội sẽ thành ga đường sắt đô thị nội đô
TPO - Sở GTVT Hà Nội vừa báo cáo thành phố việc rà soát và đưa ra định hướng xây dựng các dự án đường sắt đô thị, đường sắt quốc gia trên địa bàn. Theo đó, từ nay đến năm 2035, các tuyến đường sắt quốc gia sẽ di dời ra ga đầu mối Ngọc Hồi, ga Hà Nội sẽ trở thành ga đường sắt nội đô.