Vì đâu nàng “lãnh cảm”?

Vì đâu nàng “lãnh cảm”?
TPO - Theo số liệu thống kê của các chuyên gia tâm lý học Pháp, có  khoảng 10%-90% phụ nữ không thường xuyên đạt được khoái cảm khi “ yêu”. Có tới 25% nữ giới mắc hoặc đã từng mắc chứng lãnh cảm, chỉ có số ít phụ nữ đạt đến cực khoái.

Thủ phạm chính gây ra chứng rối loạn khoái cảm là những rối loạn tâm sinh lý ở phụ nữ. Họ cảm thấy dửng dưng hoặc không thích quan hệ với bạn đời, khi “lâm trận” họ luôn có tâm lý lo sợ, cảm giác đau rát… Sau đây là những yếu tố tâm lý ảnh hưởng trực tiếp đến sự lãnh cảm ở phụ nữ.

1. Tâm lý “ tình dục bẩn”

Kiến thức giới tính không được trang bị kĩ trước khi kết hôn, do ảnh hưởng xấu từ những hành vi quấy rối tình dục đã phải trải qua hay do người khác kể lại, quan niệm tôn giáo khác nhau… đã nảy sinh trong tư tưởng người phụ nữ sự ác cảm với tình dục. Họ cảm thấy xấu xa và dơ bẩn khi quan hệ tình dục thậm chí khi mới chỉ nghe nói đến. Từ đó gây ra tâm lý chán ghét, phản cảm, sợ hãi tình dục.

2. Sợ đau, viêm nhiễm

Do thiếu kiến thức giới tính, sợ quan hệ sẽ dẫn đến đau đớn, viêm nhiễm hoặc không phân biệt được sự khác nhau giữa tâm lý nam giới và nữ giới, nhiều phụ nữ cũng bị lãnh cảm. 

Khi “lâm trận”, lúc chàng tới “cao trào” thì nàng lại “lạc điệu” suy xét đến những hành động thô bạo của chàng, cảm thấy sợ hãi hoặc đau đớn. Nếu tâm lý này kéo dài, mức độ lãnh cảm với tình dục sẽ trở lên nghiêm trọng hơn, thậm chí gây ra những rối loạn tâm sinh lý khác ảnh hưởng xấu tới sức khỏe.

3. Sợ có thai

Khi chưa sẵn sàng đi đến hôn nhân, những đôi bạn trẻ thường “sống thử” và do vậy không muốn để lại  “hậu quả”. Họ luôn lo sợ sẽ dính bầu dù đã tránh thai bằng “trăm phương nghìn kế”.

Tâm lý này thường hạn chế cảm giác thỏa mãn tình dục, nghiêm trọng hơn có thể gây ra chứng lãnh cảm kéo dài, khó mà khôi phục được, đặc biệt khi vấp phải những vấn đề tình cảm trong quá trình chung sống sau này(tranh luận, chia tay, trả thù…).

4. Yếu tố ngoại cảnh

Do điều kiện sống không tốt, sống trong không gian chật hẹp với bố mẹ  chồng, anh chị em chồng, nơi ở ồn ào, cách âm kém… đều ảnh hưởng đến chất lượng đời sống vợ chồng, gây tâm trạng ức chế, mệt mỏi, dần dần không khơi dậy hứng thú “yêu”, và lãnh cảm là hậu quả không thể tránh được.

5. Nhân tố tình cảm

Tình cảm vợ chồng không mặn nồng, không tin tưởng lẫn nhau, luôn nghi kỵ hoặc chỉ trích nhau cũng không thể tạo nên hứng thú tình dục.

Khi phát sinh mâu thuẫn, tranh cãi, người vợ từ chối “yêu”, coi đó là hành động” phục thù”. Tuy nhiên, nếu tình trạng kéo dài, chính người vợ sẽ lại chịu hậu quả nghiêm trọng hơn.

Việc này, không chỉ khiến người chồng chán ghét mà còn làm giảm khả năng đạt khoái cảm khi “yêu” do tâm lý giận dỗi, ức chế, lo lắng. Từ đó dẫn đến lãnh cảm, dửng dưng với chồng.

Người bạn đời cũng là một nhân tố quan trọng giúp người phụ nữ của mình đạt được khoái cảm khi “yêu”. Khi gặp những rắc rối về tình dục, cả hai phía cần trao đổi, sẻ chia để tương trợ lẫn nhau, cùng giải quyết mọi vấn đề. Có như vậy, chị em mới khắc phục tình trạng lãnh cảm, cả hai mới có cuộc sống hôn nhân thực sự hạnh phúc.

6. Thói quen xấu

Những thói quen: hút thuốc lá, uống rượu bia nhiều, thức khuya kéo dài…đều có thể làm giảm hứng thú tình dục, gây ra chứng lãnh cảm.

Đối với những người có thói quen thủ dâm, sau khi kết hôn sẽ không thấy thỏa mãn khi quan hệ với người bạn đời.

Người chồng gặp trục trặc về sức khỏe, mắc chứng liệt dương, xuất tinh sớm…người phụ nữ sẽ cảm thấy không thỏa mãn, lâu dần cũng dễ mắc chứng lãnh cảm.

Phạm Hằng
Theo CN

MỚI - NÓNG
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
TPO - Kiểm toán Nhà nước (KTNN) chỉ ra những thiếu sót, bất cập, đồng thời đưa ra khuyến nghị giúp các tập đoàn, tổng công ty nhà nước hoàn thiện, nâng cao hiệu quả quản lý tài chính công, tài sản công. Đáng chú ý, KTNN cũng cảnh báo một số doanh nghiệp có dấu hiệu mất an toàn về tài chính.
Năm học 2023-2024, Hà Nội được bổ sung 2.648 biên chế giáo dục.
Hà Nội thiếu hơn 16.000 biên chế giáo dục
TPO - Số biên chế sự nghiệp giáo dục của thành phố Hà Nội thiếu so với định mức do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định là 16.004 người. Năm học 2023- 2024, thành phố đề nghị được giao thêm 8.939 biên chế khối giáo dục nhưng chỉ được bổ sung 2.648 biên chế.