Máy gia tốc hạt siêu lớn LHC tạo ra phản vật chất

Máy gia tốc hạt siêu lớn LHC tạo ra phản vật chất
TP - Trong lần thí nghiệm gần đây nhất trong máy gia tốc hạt siêu lớn LHC, các nhà khoa học đã cho các hạt proton va chạm nhau khi đang bay với tốc độ gần bằng tốc độ ánh sáng và bị tan vỡ ra thành các hạt nhỏ hơn, trong đó có hạt phản vật chất từng tồn tại trong Vụ Nổ Lớn (Big Bang) cách đây gần 14 tỷ năm trong vũ trụ.
Máy gia tốc hạt siêu lớn LHC tạo ra phản vật chất ảnh 1

Với những kết quả ban đầu của LHC, các nhà khoa học đã chứng minh được tính đúng đắn của lý thuyết về sự tồn tại của hạt vật chất và phản vật chất trong tự nhiên.

Sắp tới, các nhà khoa học hy vọng sẽ tìm ra các hạt vật chất mới trong các vụ va chạm giữa các hạt cơ bản trong LHC, trong đó có các hạt ma.

Để sống lâu, luôn giữ cho khuôn mặt tươi vui

Công trình nghiên cứu của các nhà khoa học tại Đan Mạch chứng tỏ, bí quyết sống thọ thể hiện trên khuôn mặt chúng ta.

Máy gia tốc hạt siêu lớn LHC tạo ra phản vật chất ảnh 2

Theo giáo sư Kaare Christensen, một chuyên gia của Đại học Nam Đan Mạch, cảm nhận của mọi người xung quanh về tuổi tác của một ai đó là chỉ số sức khỏe của người đó.

Thí dụ, ai được mọi người xung quanh đánh giá là trẻ hơn so với tuổi sẽ có sức khỏe tốt hơn so với người già hơn tuổi. Để kiểm chứng nhận định này, các nhà khoa học nghiên cứu 1.826 cặp song sinh có độ tuổi từ 70 trở lên. Họ kiểm tra tình trạng thể chất, khả năng nhận thức của các cụ rồi chụp ảnh họ.

Nhóm nghiên cứu tuyển hàng trăm tình nguyện viên rồi chia thành ba nhóm để đánh giá tuổi của các cụ qua ảnh. Trong suốt bảy năm sau các nhà khoa học liên tục cập nhật thông tin về những cụ già qua đời.

Gene nào quyết định tóc xoăn hay thẳng?

Kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học thuộc Viện Nghiên cứu Y khoa Queensland (Australia) chứng tỏ, việc tóc của con người xoăn hay thẳng là do gene có tên trichohyalin quyết đinh.

Máy gia tốc hạt siêu lớn LHC tạo ra phản vật chất ảnh 3

Chính sự đột biến của loại gene này đã quyết định hình dáng quăn hay thẳng của tóc do đã biển đổi một loại amino acid nào đó, qua đó gây ảnh hưởng đến mức độ quăn của tóc.

Kết quả nghiên cứu này không những giúp cảnh sát phác họa chân dung tội phạm và điều tra chứng cứ mà còn giúp các nhà khoa học nghiên cứu chế tạo một loại thuốc về gene giúp cho tóc có thể thẳng hoặc cong mà không cần phải đến hiệu làm tóc.

Phát hiện quả trứng gà nguyên vẹn có niên đại 600 năm

Máy gia tốc hạt siêu lớn LHC tạo ra phản vật chất ảnh 4

Tại tỉnh Sơn Đông, (Trung Quốc), các nhà khảo cổ học vừa phát hiện một quả trứng gà có niên đại 600 năm, từ thời nhà Minh (1369 - 1644) vẫn còn nguyên vẹn vỏ, có kích thước như những quả trứng thời nay nhưng nhẹ hơn.

Theo các nhà khảo cổ học, phát hiện này có ý nghĩa quan trọng trong việc tạo dựng bức tranh công nghệ chăn nuôi trong lịch sử Trung Quốc thời nhà Minh.

Ngón tay điện tử không còn là chuyện lạ

“Ngón tay điện tử” đầu tiên trên thế giới vừa được các nhà khoa học tại Scotland của Anh chế tạo thành công, phục vụ nghệ sỹ dương cầm Maria Antonia Iglesias, người Tây Ban Nha.

Máy gia tốc hạt siêu lớn LHC tạo ra phản vật chất ảnh 5

Với ngón tay mới, bà có thể cầm cốc, kéo và viết trở lại kể từ khi bà bị mất các ngón tay sau một trận ốm, nhưng bà không thể chơi lại dương cầm như trước.

Thành công này đem lại hy vọng cho khoảng 1,2 triệu người bị mất ngón tay trên thế giới. Tuy nhiên, giá của “ngón tay điện tử” hơi mắc: 35.000-45.000 bảng Anh.

Tim người lớn tuổi luôn đổi mới

Một nhóm các nhà nghiên cứu Thụy Điển vừa hoàn thành một phát hiện thú vị, tế bào cơ tim ở người trưởng thành luôn đổi mới.

Máy gia tốc hạt siêu lớn LHC tạo ra phản vật chất ảnh 6

Trước đây chúng ta vẫn quan niệm, sau khi sinh, tim người chứa các tế bào cơ không thể phân chia được. Nhưng khám phá của các nhà khoa học Thụy Điển chứng tỏ quan niệm đó là sai lầm.

Sau khi nghiên cứu trái tim lành của những người đã chết, các nhà nghiên cứu đã chứng minh rằng các tế bào cơ tim (cardiomyocytes) vẫn luôn luôn được đổi mới. Tỉ lệ của những tế bào được đổi mới là 1 % lúc 20 tuổi và 0,45% lúc 75 tuổi.

Bệnh béo phì ở trẻ em là do gene

Các nhà khoa học thuộc Đại học Cambridge và Viện Nghiên cứu Sanger, thuộc Quỹ Cambridge Willkomm của Anh, vừa công bố kết quả nghiên cứu cho thấy biến đổi gene bất thường là nguyên nhân gây bệnh béo phì ở trẻ em.

Máy gia tốc hạt siêu lớn LHC tạo ra phản vật chất ảnh 7

Họ tiến hành thí nghiệm 3.000 trẻ béo phì, sau đó tiến hành kiểm tra toàn bộ nhiễm sắc thể của từng đứa trẻ và phát hiện thấy gene bất thường ở những trẻ đó.

Chính sự biến đổi bất thường này gây ra sự thiếu hụt một loại gene đặc biệt có trong nhiễm sắc thể SH2B1 số 16 của trẻ - một loại gene đặc biệt có tác dụng khống chế trọng lượng và chỉ số đường huyết.

Khi cơ thể thiếu hụt loại gen đặc biệt này sẽ gây kích thích mạnh sự thèm ăn và thể trọng tăng nhanh rõ rệt ở trẻ.

Phát hiện mới này giúp các nhà khoa học tìm ra cách chẩn đoán chính xác hơn đối với trẻ em béo phì.

 Lê Thùy Dương
Sưu tầm và tổng hợp

MỚI - NÓNG