Đoạn trường của một thôn nữ: Nát đời hoa

Đoạn trường của một thôn nữ: Nát đời hoa
TP - Bị lăng nhục, đánh đập và đe dọa, Trương Thị Hoa đành phó thác cho số phận. “Có hôm em phải đi hàng chục khách, mệt quá, em ngất xỉu”, Hoa nhớ lại.

>> Kỳ 1 : Cạm bẫy

Đoạn trường của một thôn nữ: Nát đời hoa ảnh 1

Ba ngày đầu tiên rời đất Kỳ Anh ra thành phố Hà Tĩnh, Trương Thị Hoa được ông chủ cho nghỉ ngơi, vừa để lấy sức, vừa để làm quen với nếp sống của thị thành. Hoa hầu như bị giam lỏng, không được ra khỏi nhà ông Tá.

Thỉnh thoảng, cô thấy chủ nhà lấy xe máy chở chị Hồng - người phụ nữ cùng phòng với cô đi đâu đó. Mỗi lần đi ra ngoài, chị Hồng trang điểm rất cẩn thận. Lúc trở về nom dáng vẻ mệt mỏi.

Ngày thứ tư, đến lượt Hoa. Ông Tá bảo: “Cháu vào đánh son phấn, đi với chú”. Hoa nói, cô không biết tô son. Cô chưa bao giờ biết đến son phấn. Ông Tá kêu Hồng đến, bảo chị giúp Hoa trang điểm.

Xong đâu đấy, ông ta dùng xe máy chở cô ra khỏi nhà. “Em phải ngồi lên xe, chẳng biết ông chủ đưa đi đâu”.

Xe chạy lòng vòng qua những khu phố, dừng lại ở khách sạn N. Ông chủ ép cô lên lầu 2, phòng 205. Tại đó có một thanh niên đang chờ sẵn.

Bàn giao Hoa cho người đàn ông, ông Tá đóng cửa đi ra ngoài. Một mình đối diện với người lạ, cô thôn nữ hoảng sợ. Vị khách chốt cửa, đề nghị cô lên giường. Hoa khóc lóc van xin.

Ông Tá đi lại ngoài hành lang, chờ đợi. Nghe tiếng động phát ra từ phòng 205, ông ta gọi điện cho Hoa (chiếc điện thoại vợ chồng ông sắm cho cô trước đó), hỏi: “Đi xong chưa?”. Hoa nói dối: “Xong rồi”.

Vị khách lạ thấy cô gái tội nghiệp, không ép cô quan hệ nữa, rút ví bo cho cô 200.000 đồng, bảo cô tìm cách trốn về quê. Số tiền 200.000 đồng khách bo, ngay sau đó bị ông Tá thu lại.

Ông chủ lôi Trương Thị Hoa xuống gần quầy lễ tân khách sạn, mắng te tua: “Mày nói chi?”. Hoa khóc: “Cháu theo chú ra đây là để trông trẻ, giặt giũ quần áo, giữ nhà, giúp việc gia đình chú chứ đâu phải đi làm gái”. Ông Tá tát vào mặt cô mấy cái nổ đom đóm, đưa về nhà.

“Mày phải đi khách cho tử tế. Nếu không sẽ chết”, ông chủ đe dọa khi cô vừa bước chân vào cổng. Cô khép cửa phòng, úp mặt vào gối. Cô nhớ mẹ, nhớ Kỳ Sơn. “Không biết bao giờ mình mới thoát được cảnh nhục nhã này, trở về quê?”.

Cửa phòng lại xịch mở. “Mày còn nằm đó mà ăn hại, tao đâu nuôi mày không công. Đi!”. Hoa mặt tái mét, lùi lũi theo chân ông chủ đến khách sạn M. Nam nhân viên trực tối hôm đó dẫn cô lên phòng 406. Một vị khách to béo, dáng vẻ đường bệ, trạc 60 tuổi đang chờ sẵn...

Bỏ trốn bất thành

Bỏ trốn? Ý nghĩ đào thoát lướt qua đầu nhưng mau chóng vụt tắt. Đi đâu, khi cô không một đồng bạc trong tay? Ông chủ đang túc trực, canh chừng ở cầu thang. Cô có mọc cánh cũng không bay lên được.

Đoạn trường của một thôn nữ: Nát đời hoa ảnh 2
Bản tường trình của Hoa, trước sự chứng kiến của Chủ tịch xã, Trưởng Công an xã và đại diện Hội phụ nữ Kỳ Sơn

Đi đâu về đâu, khi cô chẳng biết mình đang ở thành phố nào, lần đầu tiên bước chân ra đô thị, mọi thứ đối với cô đều lạnh lùng, xa lạ. Đường về Kỳ Sơn xa ngái, mịt mùng.

Hoa buộc phải chiều theo ý người đàn ông tuổi chú, tuổi bác. Xong đâu đấy, cô lại bị điều xuống phòng 205 của khách sạn tiếp một thanh niên.

Tình cờ, cô gặp một người khách quê ở Kỳ Anh. Cô kể rõ sự tình, vị khách bảo là sẽ tìm cách giải thoát, đưa cô trở về Kỳ Sơn.

Hoa nửa mừng nửa lo. Nếu cuộc bỏ trốn không thành, cô sẽ bị bắt lại, sẽ bị đánh đập thậm tệ.

Tuy lo lắng nhưng cô vẫn quyết định theo người lạ mặt lên taxi.

Rời khách sạn N, taxi chạy được một đoạn, họ xuống đón xe về thị trấn Kỳ Anh.

Trong lúc người khách đi mua hoa quả, em vợ ông Tá cùng một tay thanh niên bặm trợn đột ngột xuất hiện.

Người dùng dao khống chế, kẻ lấy tay bịt miệng, áp tải Hoa lên xe máy quay trở lại thành phố Hà Tĩnh.

Hoàn thành nhiệm vụ lúc 23h đêm, Hoa được ông Tá chở về nhà. Vừa chợp mắt được một lúc, lại bị dựng dậy, tiếp tục đi khách. Liên tục chạy sô như vậy đến 1h sáng, cô mới được nghỉ.

“Từ bữa đó, ngày nào em cũng bị điều từ khách sạn này đến khách sạn khác. Có hôm ngủ dậy, chưa kịp ăn sáng đã phải tiếp đến bốn lượt khách tại khách sạn N.

Đến buổi trưa phải  thêm năm người nữa. Mệt rã rời nhưng không dám mở miệng kêu. Em sợ người ta giết”, Hoa kể.

Cô đói lả, ngất xỉu. Một nhân viên lễ tân thương tình, cho cô hộp sữa cầm hơi.

Buổi sáng và trưa đi 9 khách. Buổi chiều phải tiếp thêm 6 người. Hoa nhớ lại: “Lúc em lả đi, ông Tá chở về. Có lần khách đi lâu quá, ông ta lên tận phòng, đánh đập em, bắt khách phải thanh toán thêm tiền quá giờ”.

Hằng ngày, Hoa ngồi trên xe máy của ông chủ, ông ta đưa cô đến khách sạn phục vụ khách làng chơi, hoặc cô tự đi một mình, nhưng kẻ chăn dắt luôn bố trí người bám đằng sau. Nhất cử nhất động của cô đều được báo về cho chủ.

Để giữ bí mật, tránh bị phát hiện, ông Tá buộc cô phải đổi tên. “Ai hỏi mày tên gì, phải nói là tên Trang, quê ở Hương Sơn chứ tuyệt đối không được tiết lộ quê Kỳ Sơn, Kỳ Anh. Mày mà làm trái ý tao thì liệu đấy!”.

Tết sầm sập đến sau lưng. Nhìn cảnh phố thị tấp nập, kẻ bán người mua, không khí tết làm cô nhớ Kỳ Sơn nhớ mẹ, nhớ nhà, nhớ gương mặt từng đứa em.

Tình cờ, cô gặp một người khách quê Kỳ Anh. Cô kể rõ sự tình, người khách bảo là sẽ tìm cách giải thoát, đưa cô trở về Kỳ Sơn.

Hoa nửa mừng nửa lo. Nếu cuộc bỏ trốn không thành, cô sẽ bị bắt lại, sẽ bị đánh đập thậm tệ. Tuy lo lắng nhưng cô vẫn quyết định theo người lạ mặt lên taxi.

Rời khách sạn N, taxi chạy được một đoạn, họ xuống đón xe về thị trấn Kỳ Anh. Trong lúc người khách đi mua hoa quả, em vợ ông Tá cùng một tay thanh niên bặm trợn đột ngột xuất hiện. Người dùng dao khống chế, kẻ lấy tay bịt miệng, áp tải Hoa lên xe máy quay trở lại thành phố Hà Tĩnh.

“Bực tức vì việc em bỏ trốn, ông Tá thẳng tay tát vào mặt em, lục túi lấy đi 150.000 đồng, số tiền mà vị khách tốt bụng bo cho em trên đường về Kỳ Anh. Chưa hả cơn giận, ông ta lao vào, giật tung cúc áo của em, miệng chửi bới om sòm”, Hoa hãi hùng nhớ lại.              

Tiếp số sau

Minh Châu - Quang Long - Minh Thùy

MỚI - NÓNG
Cải tạo chung cư cũ: 'Hời hợt, vô cảm thì 5-10-15 năm sau vẫn thế thôi'
Cải tạo chung cư cũ: 'Hời hợt, vô cảm thì 5-10-15 năm sau vẫn thế thôi'
TPO - “Nếu cán bộ quan tâm đến công việc, hay như tôi nói ở hội nghị Ban Chấp hành là có tình yêu với Hà Nội thì tự khắc đứng dậy, khắc có trách nhiệm với nhân dân, khắc giải quyết các vướng mắc, tồn tại. Nếu cứ chung chung, hời hợt, vô cảm thì 5-10-15 năm sau vẫn thế thôi, không làm được” - Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng nói.