Khai thác than tại Yên Tử: Các nhà khoa học phản ứng gay gắt

Khai thác than tại Yên Tử: Các nhà khoa học phản ứng gay gắt
Trước những thông tin về dự định khai thác than tại vùng Trúc Lâm Thiền Tổ, các nhà khoa học và văn hóa đã lập tức phản ứng gay gắt với thông điệp: Hãy ngăn chặn  những tác động xấu đến Yên Tử ngay từ bây giờ, khi chưa quá muộn.
Khai thác than tại Yên Tử: Các nhà khoa học phản ứng gay gắt ảnh 1
GS.TSKH Lưu Trần Tiêu

Tôi biết vừa rồi Bộ VHTT đã giao cho Cục Di sản văn hoá theo dõi tình hình dự án khai thác than ở Yên Tử và báo cáo lên Bộ. Nhưng, theo Cục Di sản thì hiện nay phía Quảng Ninh đang cân nhắc giữa các phương án nên Cục chưa phản hồi gì. Tôi cho rằng cần phải hài hoà nhu cầu phát triển và bảo tồn. Chúng ta không xem nhẹ nhu cầu phát triển kinh tế, nhưng không phải vì vậy mà làm bừa đi. Chuyện tiền trảm hậu tấu ở địa bàn Quảng Ninh đã xảy ra nhiều. Hồi trước chúng tôi phải lên tiếng quyết liệt mới có thể lấy lại an toàn cho Yên Tử. Nhìn ra các địa phương khác, vụ đồi Vọng Cảnh, Chùa Hương-những bài học vẫn còn đó...

Thưa ông, Quảng Ninh đang đặt ra nhiều phương án nhưng đều là phương án công nghệ. Địa điểm vẫn là khu 5,2km2 thuộc diện tích 29,2km2 mà Thủ tướng đã chỉ thị cấm khai thác...

Quyết tâm theo đuổi việc khai thác than trong vành đai bảo vệ II của di tích, lại thuộc khu cấm khai thác, điều ấy chứng tỏ người ta chưa coi trọng Luật Văn hóa. Cần có giải pháp thấu đáo, và dù phương án gì cũng không được gây ảnh hưởng tới di tích Yên Tử.

Khai thác than tại Yên Tử: Các nhà khoa học phản ứng gay gắt ảnh 2
TS Đặng Văn Bài

TS Đặng Văn Bài-Cục trưởng Cục Di sản văn hóa: “Chúng tôi phản đối ý định này”

Ông đánh giá thế nào về các động thái của ngành than Quảng Ninh?

7 năm trước, người ta nêu vấn đề này và Thủ tướng đã có chỉ thị. Bây giờ, họ trở lại ý định khai thác than ở Yên Tử đương nhiên là từ nhu cầu phát triển kinh tế. Chúng tôi phản đối ý định này. Cục Di sản sẽ làm việc với Sở VHTT để thống nhất quan điểm. Ngành than Quảng Ninh đang tung ra ý tưởng nhằm ổn định dư luận trước, có nghĩa đây mới chỉ là bước dạo đầu thôi, họ chưa lập dự án. Nhưng ngành VHTT và cả báo chí hãy lên tiếng ngay từ bây giờ.

TS Ngô Gia Thắng - Viện Khoa học Vật liệu (Viện KHCN VN): “Khả năng ảnh hưởng môi trường khá rõ”

Là một nhà khoa học am hiểu vật liệu và địa chất, ông nghĩ gì trước các phương án khai thác than ở Yên Tử?

Theo nguồn tin riêng của Tiền Phong, trong cuộc họp diễn ra ngày 2/3 vừa qua tại TP Hạ Long, Bộ Công nghiệp và Tổng Cty Than VN đều ủng hộ việc khai thác than tại Yên Tử, nhưng nêu yêu cầu phải đảm bảo an toàn cho di tích và không gây ảnh hưởng xấu tới môi trường. Bộ Công nghiệp và Tổng Cty Than sẽ báo cáo lên Chính phủ về việc này. Còn theo đại diện Sở VHTT Quảng Ninh, việc khai thác than gần khu vực Yên Tử nhiều năm qua đã gây ảnh hưởng về môi trường tới nhân dân xã Thượng Yên Công (TX Uông Bí). Ông Lê Toán-Giám đốc Sở nói: “Ngành VHTT Quảng Ninh phản đối tất cả mọi ý định khai thác, xây dựng ở gần kề khu vực chùa Yên Tử mà không tuân thủ nghiêm ngặt Luật Di sản văn hoá”. Ngày 23/3 tới, một số ban ngành tỉnh Quảng Ninh sẽ tiếp tục đi khảo sát tại Yên Tử.

Trao đổi qua điện thoại, Văn phòng Công ty Than Nam Mẫu cũng như Phòng Thương mại TX Uông Bí-Quảng Ninh đều cho hay, họ chưa biết gì về dự định khai thác bằng công nghệ sức nước ở Yên Tử, và kết quả cuộc họp vừa diễn ra tại TP Hạ Long.

Dù áp dụng phương án gì thì cũng phải khai đào khu vực tương đối nhạy cảm về môi trường và văn hoá này. Tôi thừa nhận công nghệ sức nước không gây bụi và chấn động lớn, nói chung đỡ hơn về mặt môi trường. Tuy nhiên, khi dùng công nghệ khai thác bằng sức nước, người ta phải bơm nước vào, và điều này có thể gây độ bùn, ô nhiễm cho sông suối và gây mất ổn định cho nền đất khu vực đấy.

Chưa kể trường hợp dùng nước sông hồ ngay tại khai trường để bơm vào lò (chắc chắn rồi vì không thể chở nước từ nơi khác đến), thì khả năng ảnh hưởng môi trường là khá rõ. Cũng cần tính đến độ nứt nẻ, hệ thống đứt gãy và những vỉa than có độ dốc lớn đề phòng nguy cơ trượt lở. Giả sử vết nứt kéo dài lên mặt đất thì cực kỳ nguy hiểm.

Vụ sập lò ở Trung Quốc năm ngoái là bài học lớn, và ở Quảng Ninh cũng không thiếu vụ sập lò, tất nhiên quy mô bé hơn, điều ấy chứng tỏ con người không thể dự tính hết thảm họa trong lòng đất. Theo tôi, khai thác chỉ ở mức độ nhất định thôi. Đôi khi chúng ta nên chấp nhận cái lợi kinh tế vừa phải để cố gắng giữ gìn cho một vẻ đẹp lâu dài. Than là một trong những nguồn tài nguyên, nguồn nhiên liệu không tái sinh.

Xin cám ơn các ông.

MỚI - NÓNG
Nam sinh THPT chuyên Lào Cai thắng cách biệt trận tháng, ẵm vòng nguyệt quế Olympia 24
Nam sinh THPT chuyên Lào Cai thắng cách biệt trận tháng, ẵm vòng nguyệt quế Olympia 24
TPO - Nam sinh Trường THPT chuyên Lào Cai Đặng Duy Khánh thể hiện phong độ thi đấu xuất sắc, liên tục dẫn đầu trong các phần thi và giành chiến thắng cách biệt so với ba người cùng chơi trong trận tháng đầu tiên quý III Đường lên đỉnh Olympia 24. Cùng với vòng nguyệt quế tháng, Khánh đã ghi tên vào trận thi quý III.