'Mỹ phẩm Sudan': EU cấm, ASEAN chưa, VN chờ…

'Mỹ phẩm Sudan': EU cấm, ASEAN chưa, VN chờ…
TPO - Trước thực tế son môi của của 2 hãng mỹ phẩm Trung Quốc có chứa Sudan đang được bán bất hợp pháp tại Hà Nội, chiều qua PV Tiền phong đã có cuộc phỏng vấn Tiến sĩ Dược khoa Nguyễn Văn Lợi, Phó trưởng phòng quản lý mỹ phẩm Cục Quản lý Dược Việt Nam, Bộ Y tế về vấn đề này.
'Mỹ phẩm Sudan': EU cấm, ASEAN chưa, VN chờ… ảnh 1
TS Dược khoa Nguyễn Văn Lợi, Phó trưởng phòng quản lý mỹ phẩm, Cục Quản lý Dược VN, Bộ Y tế

Sau khi có các thông tin liên quan đến việc xuất hiện son môi của hai Cty Heng Fang Cosmetic và Shilulan Cosmetic (Quảng Đông, Trung Quốc) có chất Sudan ở Việt Nam, Cục Quản lý dược đã có những biện pháp gì?

Chúng tôi đã tiến hành kiểm tra và nhận thấy son môi và các sản phẩm mỹ phẩm khác của hai công ty trên chưa được đăng ký lưu hành tại Việt Nam.

Cục cũng đã tiến hành tìm hiểu, tra cứu tất cả các tài liệu liên quan đến Sudan đồng thời gửi thư sang Hội đồng khoa học kỹ thuật về mỹ phẩm của ASEAN để thông tin về vấn đề này.

Hội đồng đã trả lời rằng cho đến thời điểm này thì sudan không nằm trong danh sách hơn 1600 hoạt chất cấm khi sản xuất mỹ phẩm trong ASEAN.

Dự kiến đến khoảng tháng 7 tới, vấn đề có đưa chất sudan vào danh mục các chất cấm sử dụng trong sản phẩm mỹ phẩm hay không mới được đưa ra bàn thảo tại Hội thảo định kỳ mỹ phẩm ở ASEAN, sẽ được tổ chức tại Viêng Chăn (CHDCND Lào).

Sau khi có ý kiến của Hội đồng mỹ phẩm ASEAN về việc sử dụng sudan trong sản phẩm mỹ phẩm, Cục Quản lý Dược Việt Nam sẽ có quyết định chính thức về việc sử dụng sudan trong mỹ phẩm.

Như vậy có nghĩa là sudan không phải là chất cấm sử dụng trong sản phẩm mỹ phẩm?

Trong Hiệp định về mỹ phẩm của châu Âu, tháng 12/2006, thì chất sudan đã bị đưa vào danh mục cấm sử dụng đối với một số loại mỹ phẩm, như không được dùng trong sản phẩm dùng cho mắt…

Cục Quản lý Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) khuyến cáo chỉ nên sử dụng sudan cho sản phẩm dùng ngoài, không dùng cho đường uống, tiêm. Tuy nhiên, nếu xét theo Hiệp định về hòa hợp mỹ phẩm trong ASEAN có hiệu lực từ ngày 1/1/2008, do Bộ trưởng Thương mại Trương Đình Tuyển thay mặt Chính phủ ký ngày 2/9/2003, đến thời điểm này, trong danh mục các chất cấm dùng trong mỹ phẩm của ASEAN là không có sudan (sudan không thuộc danh mục cấm).

Tôi đã từng đọc một bài báo của nước ngoài cho biết chất sudan có thể gây ung thư thực nghiệm trên thỏ và chuột qua đường uống. Tuy nhiên bài báo này lại không nêu rõ với hàm lượng bao nhiêu thì chất sudan có thể gây ung thư.

Còn theo những tài liệu hiện nay chúng tôi có thì chưa có tài liệu nào đưa ra kết quả xét nghiệm hay bằng chứng cho thấy sudan trong các sản phẩm dùng ngoài có khả năng gây ung thư. Còn như đã nói ở trên tại ASEAN cũng chưa đưa sudan trong mỹ phẩm vào danh mục cấm.

Trong khi chưa có kết luận khoa học chính thức về việc chất sudan trong son môi có gây ung thư hay không, là cơ quan quản lý nhà nước, Cục Quản lý Dược có biện pháp gì để ngăn chặn các sản phẩm son môi có chất độc hại nhập lậu vào Việt Nam?

Trước mắt Cục sẽ phối hợp với Sở Y tế các tỉnh thành cùng các cơ quan liên quan như Quản lý thị trường, Bộ đội biên phòng, Hải quan…tăng cường kiểm tra, xử lý đối với các cơ sở kinh doanh loại hàng chưa được phép lưu hành tại Việt Nam này. Khi phát hiện sẽ tịch thu và tiến hành tiêu hủy.

Còn hiện nay Cục không thể tiến hành thu hồi loại sản phẩm này do chỉ khi Cục cấp số đăng ký lưu hành, cho phép nhập sản phẩm vào Việt Nam thì mới có thể thu hồi được trong khi đây là hàng trôi nổi, nhập lậu.

'Mỹ phẩm Sudan': EU cấm, ASEAN chưa, VN chờ… ảnh 2
Đa số các loại son bày bán tại một cửa hàng trong chợ Ngã Tư Sở (HN) đều có xuất xứ từ Trung Quốc - Ảnh: Thu Hà
Sudan- thường được quen gọi là chất nhuộm sudan hoặc với các tên như D&C Red No 17; Solvent Red, Oil red; Oil Scarlet; Toney Red…, - là một chất nhuộm màu trong công nghiệp dùng để nhuộm màu đỏ cho plastic và các chất tổng hợp khác.

Với 4 loại, từ 1 đến 4 (đỏ tươi), chất đỏ sudan được thế giới xếp vào nhóm chất nhuộm màu gây độc vì chúng có khả năng gây ung thư do làm tổn thương ADN của tế bào. Theo các chuyên gia khi nhìn bằng cảm quan nếu màu sắc đỏ càng sặc sỡ, càng duy trì lâu phai thì hàm lượng chất sudan càng cao.

Hiện nay sudan được cấm dùng trong thực phẩm ở cộng đồng châu Âu, Australia, New Zealand. Ở Nam Phi người ta cấm dùng sudan ở cả thực phẩm, mỹ phẩm và thuốc tẩy uế.

Ở Canada, trên trang web của cơ quan quản lý thực phẩm người ta cập nhập một loạt các sản phẩm được tìm thấy có chứa sudan và khuyến cáo người tiêu dùng không tiêu thụ.

MỚI - NÓNG
Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Nguyễn Thị Tuyến (bên phải) trao Quyết định cho bà Nguyễn Vũ Bích HIền.
Thành ủy Hà Nội trao quyết định về công tác cán bộ
TPO - Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội quyết định chuẩn y bà Nguyễn Vũ Bích Hiền (SN 1975), Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ Khối các trường Đại học, Cao đẳng Hà Nội, tham gia Ban Thường vụ, giữ chức vụ Phó Bí thư Đảng uỷ Khối các trường Đại học, Cao đẳng Hà Nội, nhiệm kỳ 2020 - 2025.