Khả năng động đất mạnh nhất tại Hà Nội là cấp 7, cấp 8

Khả năng động đất mạnh nhất tại Hà Nội là cấp 7, cấp 8
TPO - Trao đổi với Tiền phong chiều 16/5, PGS.TS Nguyễn Ngọc Thủy, Viện trưởng Viện Vật lý Địa cầu, thuộc Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam đã cho biết như vậy.

>> Hà Nội: Hàng nghìn người đổ ra đường vì động đất

Chiều qua, máy đo địa chấn của Viện đặt tại Hà Nội đã ghi nhận được dư chấn của trận động đất ở Lào kéo dài tới 1,600 giây, gây chấn động tới 6,1 độ Richter ở khu vực Điện Biên và 3 độ Richter ở khu vực Hà Nội.

Kỹ sư Nguyễn Thế Hùng (Viện Vật lý Địa cầu):

Không thể biết các nhà cao tầng ở Hà Nội kháng chấn được bao nhiêu

Liên quan đến khả năng kháng chấn của các công trình cao tầng ở Hà Nội hiện nay, kỹ sư Nguyễn Thế Hùng, phòng Động đất, Viện Vật lý Địa cầu, cho biết theo quy định thì tất cả các công trình cao tầng đều phải có sự tư vấn kháng chấn của Viện Vật lý Địa cầu.

Tuy nhiên ,hầu như tất cả các công trình cao tầng ở Hà Nội hiện nay đều không có hồ sơ yêu cầu sự tư vấn kháng chấn của Viện nên không thể biết các công trình cao tầng ở Hà Nội có khả năng kháng chấn là bao nhiêu.

Tuy nhiên, chỉ những người ở các khu nhà cao tầng ở Hà Nội mới cảm nhận được trận động đất, còn những nhà thấp tầng thì không cảm nhận được.

Vậy trước trận động đất ở Lào này có dấu hiệu nào được ghi nhận trước không, thưa ông?

Trước khi trận động đất này xảy ra, lúc 14 giờ 35 phút giờ GMT (21 giờ 35 phút giờ Việt Nam) ngày 15/5 một trận động đất (dạng tiền chấn) với cường độ 4,5 độ Richter cũng đã xảy ra tại đúng khu vực xảy ra động đất ở Bắc Lào. Trận động đất này xảy ra ở 20,57 độ vĩ Bắc, 101,06 độ kinh Đông, tức là gần ngay tâm chấn của trận động đất ngày hôm nay. Tuy nhiên do đây là trận động đất nhẹ nên ở Việt Nam gần như không ghi nhận được xung chấn.

Khả năng động đất mạnh nhất tại Hà Nội là cấp 7, cấp 8 ảnh 1
Trung tâm trận động đất ở Lào (màu đỏ)

Ông có thể cho biết vì sao chỉ một vài khu vực ở Hà Nội mới cảm nhận được trận động đất còn những khu vực khác lại không cảm nhận được?

Việc chỉ có một số khu vực ở Hà Nội cảm nhận được còn ở một số khu khác không là cấu tạo về nền địa chất ở các khu khác nhau. Trong trận động đất ở Lào này, khu vực Thanh Trì, Hai Bà Trưng do có nền đất xấu,  nhiều cát bùn nên có thể cảm nhận được dư chấn. Còn những nơi có nền đất tốt thì không cảm nhận được. Khu vực Đông Anh, Thanh Trì, Xuân Đỉnh cũng là những nơi có thể cảm nhận được dư chấn.

Thường thì sau khi một trận động đất có thể xảy ra dư chấn ở ngay vùng tâm chấn kéo dài đến khoảng 5, 6 tháng sau mới hết. Khu vực xảy ra động đất ở Bắc Lào cũng sẽ có dư chấn như vậy. Dư chấn này cũng có thể ghi nhận được ở Việt Nam và ở Hà Nội tùy theo mức độ. Tuy nhiên, nếu là dư chấn yếu ở Lào thì có thể ở Hà Nội không ghi nhận được.

Nếu có động đất xảy ra ở Hà Nội thì sẽ xảy ra ở mức nào?

Nếu động đất xảy ra ở Hà Nội thì mạnh nhất là ở cấp 7, cấp 8. Tuy nhiên, theo ghi nhận của chúng tôi, Hà Nội những năm gần đây chưa có trận động đất nào mạnh xảy ra.

Xin cảm ơn ông.

Từ đầu tháng Năm, có 4 - 5 trận động đất xảy ra ở Việt Nam

Theo thông tin từ Viện Vật lý Địa cầu, từ đầu tháng 5 đến nay, ở Việt Nam cũng đã xảy ra 4 – 5 trận động đất với cường độ nhỏ. Đáng chú ý trong vài ngày đầu tháng 5, tại khu vực gần Mường Luân (Điện Biên) có tới ba trận động đất xảy ra.

Trận mạnh nhất có cường độ 4,7 độ Richter xảy ra ngày 2/5. Gần đây nhất là trận động đất ngày 6/5 có cường độ 2 độ Richter ở khu vực Hòa Bình. Đây cũng là trận động đất xảy ra gần Hà Nội nhất trong vòng nhiều năm qua.

Ý kiến bạn đọc

Tên: Hoàng Hà, Email: hoangkien76@yahoo.com.vn

Trong bài trả lời câu hỏi của PV báo TP "Ông có thể cho biết vì sao chỉ một vài khu vực ở Hà Nội mới cảm nhận được trận động đất còn những khu vực khác lại không cảm nhận được?", Ttheo PGS.TS. Nguyễn Ngọc Thuỷ : " Việc chỉ có một số khu vực ở Hà Nội cảm nhận được còn ở một số khu khác không là cấu tạo về nền địa chất ở các khu khác nhau. Trong trận động đất ở Lào này, khu vực Thanh Trì, Hai Bà Trưng do có nền đất xấu, nhiều cát bùn nên có thể cảm nhận được dư chấn. Còn những nơi có nền đất tốt thì không cảm nhận được."

Tôi rất thắc mắc về câu trả lời của ông bởi lý do sau:

Khi động đất xảy ra thì tại tâm chấn của nó phát ra sóng từ cực mạnh, có bước sóng ngắn và lan truyền theo cả phương ngang và phương dọc, khả năng lan truyền của sóng phụ thuộc vào khu vực địa chất mà sóng truyền qua.

Nếu như khu vực địa chất mà có cường độ cao ( nền đất tốt) thì sóng truyền càng mạnh và nhanh nên ở những khu vực này sẽ cảm nhận được hiện tượng dư chấn.

Còn ở những vùng đất yếu thì sóng lan truyền kém và sẽ bị tắt nhanh theo hướng lan truyền của nó. Nhưng ở câu trả lời của PGS thì hoàn toàn ngược lại.

MỚI - NÓNG
Các ngân hàng lãi lớn
Các ngân hàng lãi lớn
TPO - Quý I năm nay, hàng loạt ngân hàng thương mại báo lãi từ vài trăm tới vài ngàn tỷ đồng, như Vietcombank, Techcombank, BIDV, VietinBank, Nam A Bank, Sacombank …