Dịch lợn tai xanh vẫn diễn biến phức tạp

Dịch lợn tai xanh vẫn diễn biến phức tạp
TPO - Chiều nay, 31/7, ông Bùi Quang Anh, Cục trưởng Cục Thú y (Bộ NN&PTNT) cho biết, dịch lợn “tai xanh” tại tâm vùng dịch là tỉnh Quảng Ngãi vẫn diễn biến phức tạp, có nhiều nguy cơ lây lan diện rộng sang các khu vực khác.
Dịch lợn tai xanh vẫn diễn biến phức tạp ảnh 1
Tiêu hủy lợn nhiễm bệnh tại TT - Huế

Chưa có bằng chứng dịch liên cầu khuẩn lây từ người sang người

Theo ông Đậu Ngọc Hào, Phó Cục trưởng Cục Thú y, Bộ NN&PTNT cho biết sau khi có trường hợp người nhiễm bệnh liên cầu khuẩn ở lợn tại Việt Nam, Cục đã thành lập tổ điều tra liên ngành tiến hành điều tra 26 trường hợp nhiễm liên cầu khuẩn ở lợn để tìm mối liên hệ và cơ chế lây bệnh.

Kết quả điều tra cho thấy, tại Việt Nam chưa có ổ dịch liên cầu khuẩn (Streptococcus suis) ở lợn dù đã có người mắc bệnh này do tiếp xúc với lợn nhiễm bệnh hoặc có ăn tiết cạnh lợn trước khi nhiễm bệnh. Các trường hợp nhiễm bệnh đều mang tính lẻ, rải rác.

“Có tới 9 trường hợp nhiễm bệnh do ăn tiết canh lợn, 1 trường hợp ở Hưng Yên  bị lây bệnh do chăm sóc đàn lợn bị bệnh tai xanh. Như vậy, dịch bệnh chủ yếu lây qua đường ăn uống. Tuy nhiên, Cục Thú y khẳng định, không phải con lợn bị bệnh tai xanh nào cũng nhiễm liên cầu khuẩn lây sang người”- Ông Hào cho biết.

Ông Trương Văn Dung, Viện trưởng Viện Thú y cho biết nghiên cứu gần đây của Viện Thú y cho thấy, liên cầu khuẩn có thể tồn tại trong đất ẩm 1 năm nhưng không thể tồn tại với nhiệt độ phòng trong 24 giờ. Ở nhiệt độ từ 25 – 30 độ C, liên cầu khuẩn có thể tồn tại từ 2 – 3 tuần và có thể sống ở trong phân và bụi trong thời gian khá dài. Tuy nhiên khi ở nhiệt độ 85 độ C, liên cầu khuẩn sẽ bị tiêu diệt sau 15 phút và bị diệt sau 30 phút nếu ở nhiệt độ 70 độ C.

Cuộc điều tra cũng cho thấy chưa thấy có bằng chứng cho thấy dịch có khả năng lây từ người sang người. “Đến nay các nhà khoa học vẫn chưa xác định được sự liên quan giữa bệnh “tai xanh’ và bệnh liên cầu khuẩn, nên người tiêu dùng vẫn có thể yên tâm sử dụng thịt lợn với điều kiện phải nấu chín”- Ông Hào nói.

Ông Tô Long Thành, Phó Giám đốc trung tâm chẩn đoán thú y Trung ương cho biết, trong số 17 mẫu mang bệnh phẩm mang về xét nghiệm có 7 mẫu phân lập được liên cầu khuẩn. Tuy nhiên, cái khó là làm thế nào để xác định được có sự liên quan giữa bệnh tai xanh và liên cầu khuẩn tuýp 2 có thể lây sang người.

Cũng theo đại diện Cục Thú y, dịch lợn tai xanh xuất hiện ở Long An là do hai hộ chăn nuôi ở 2 xã Long An và Mỹ Lộc (huyện Cần Giuộc) mua thịt lợn nhiễm mầm bệnh từ chợ về ăn và làm lây lan cho đàn lợn của gia đình. Điều này cho thấy khả năng lợn nhiễm bệnh đã được đưa vào tiêu thụ tại một số địa phương gây nguy cơ bùng phát dịch mới trong khu vực.

Dịch nhiều do… ngành thú y không được chú trọng

Về việc dịch bệnh trên gia súc, gia cầm liên tục xuất hiện ở các địa phương trong thời gian gần đây trong khi Chính phủ phải chi rất nhiều tiền cho ngành thú y để phòng chống các loại dịch bệnh trên, ông Bùi Quang Anh- Cục trưởng Cục Thú y nói: “Dịch xảy ra là tất yếu và phù hợp với quá trình hội nhập và chúng ta đang phải trải qua giai đoạn rất khó khăn do hệ thống thú y hiện vẫn chưa được cơ cấu và tổ chức lại. Bên cạnh đó công tác quy hoạch chăn nuôi cũng đang diễn ra rất chậm”.

Cũng theo ông Quang Anh do xưa nay chúng ta đã quá “coi thường” vai trò ngành thú y, nên mới dẫn đến tình trạng như hiện nay. “Vừa qua, chúng tôi có vào Quảng Nam và Quảng Ngãi để tham gia chống dịch và nhận thấy ở nhiều nơi thậm chí không có đại diện thú y ở các thôn, xã thì chống dịch sao được” .

* Liên quan đến dịch cúm A H5N1 ở người, đại diện Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế), cho biết trong tuần qua đã có gần 10 bệnh nhân phải nhập Viện Y học lâm sàng các bệnh nhiệt đới trong tình trạng bị viêm phổi cấp. Kết quả xét nghiệm cho thấy có 2 bệnh nhân có kết quả chẩn đoán dương tính. “Tại cuộc họp tổ chức tại Bộ Y tế chiều mai, 1/8, chúng tôi sẽ chính thức công bố thông tin về những trường hợp nghi nhiễm cúm A này”- Đại diện Cục Y tế dự phòng cho biết.

 Hỗ trợ 25 tỷ đồng chống dịch LMLM và tai xanh cho 4 tỉnh

Nhằm hỗ trợ cho nông dân các tỉnh có dịch lở mồm long móng và bệnh lợn “tai xanh”, Thủ tướng Chính phủ vừa có Quyết định số 958 về việc hỗ trợ 25 tỷ đồng cho 4 tỉnh có dịch.

Số tiền này được lấy từ nguồn dự phòng ngân sách T.Ư năm 2007 để hỗ trợ cho các tỉnh: Quảng Trị (10 tỷ đồng) để thực hiện các biện pháp cấp bách chống dịch LMLM, Quảng Nam (10 tỷ đồng), Thừa Thiên – Huế ( 2 tỷ đồng), Quảng Ngãi (2 tỷ đồng), Đà Nẵng (1 tỷ đồng) để thực hiện các biện pháp cấp bách phòng chống dịch bệnh lợn tai xanh.

MỚI - NÓNG
Thu hồi phù hiệu hơn 6.800 xe vi phạm quá tốc độ
Thu hồi phù hiệu hơn 6.800 xe vi phạm quá tốc độ
TPO - Trong 3 tháng đầu năm, các Sở Giao thông vận tải đã xử lý thu hồi phù hiệu đối với hơn 6.800 phương tiện vi phạm tốc độ từ 5 lần/1.000km trở lên trong tháng, đồng thời nhắc nhở đối với 85.600 phương tiện có vi phạm quá tốc độ, quá thời gian lái xe và không truyền dữ liệu.
Xe 43 chỗ nhồi nhét tới 90 hành khách
Xe 43 chỗ nhồi nhét tới 90 hành khách
TPO - CSGT Hải Phòng đang hoàn thiện hồ sơ xử phạt hành chính, tước GPLX tài xế Trần H.H (quê Hà Giang) vì chở 90 người trên ô tô khách 43 chỗ (41 giường nằm, 2 ghế ngồi) và đón khách không đúng nơi quy định.