Hà Tĩnh: Xã bán gạo cứu trợ của Chính phủ để cất tiền

Hà Tĩnh: Xã bán gạo cứu trợ của Chính phủ để cất tiền
TP - Sáng 7/10, chúng tôi về xã Kỳ Thọ (Kỳ Anh) tìm hiểu tình hình thiệt hại sau bão số 5. Khá đông bà con ca thán: “Được hột gạo mô Nhà nước đưa về cứu đói cho dân, cán bộ xã cũng bán để cất tiền…”.

Bà con tại đây cho biết trận lũ lụt sau cơn bão số 2 hồi tháng 8, UBND huyện Kỳ Anh phân bổ về 2 đợt gạo cứu trợ.

Đợt đầu, vào khoảng 15/8, Kỳ Thọ được nhận 1,5 tấn chia cho những người bị thiệt hại vì lũ mỗi nhân khẩu 390 gr (chưa đến 4 lạng).

Với lượng gạo này mỗi người chỉ đủ nấu cháo trong hai bận. Sau 1 tuần, xã được nhận 1 tấn gạo cứu trợ đợt 2. Số gạo này xã không chia cho dân mà đem bán.

Một người trung niên đang dọn cây đổ trong vườn khẳng định: “Hôm đó xã bán một tấn, nhà tôi cũng mua được 1 bao 50kg...”.

Chúng tôi phải đóng vai một ông chủ thầu đang làm đường trên Kỳ Tây đi mua gạo về cho công nhân làm đường ăn để hỏi tiếp thông tin.

Tiếp xúc với một phụ nữ làm nghề kinh doanh gạo nhà ở cạnh nghĩa trang liệt sỹ huyện Kỳ Anh, chị cho biết: “Nghe tin xã bán gạo cứu tế, tôi tức tốc đến với ý định mua cả tấn về bán lẻ kiếm đồng lời. Xuống gặp cán bộ ở UBND xã thì họ phát giá bán trọn gói 1 tấn 5.000.000 đồng.

Tôi trả giá 4.800.000 đồng... Chồng tôi quyết định sẽ đến lấy cả tấn. Rất tiếc khi chúng tôi đến thì nhiều người đã mua hết gần 1/3. Chỉ còn lại khoảng 7 tạ, vợ chồng tôi mua luôn...”.

Chiều cùng ngày, trao đổi qua điện thoại với ông Phạm Xuân Thu - Bí thư Đảng ủy xã Kỳ Thọ, ông Thu thừa nhận: Lãnh đạo xã có bán một tấn gạo cứu tế của huyện chia về nhưng vẫn cất tiền ở đó để rồi khi ai đói, cần thiết thì xã phát tiền cho dân để họ đong gạo tiện hơn vì giá cả thị trường không chênh nhau bao nhiêu.

Nếu để gạo lâu sợ mốc. Tại thời điểm ấy người dân Kỳ Thọ không còn ai khó khăn nữa.

Khi được hỏi người dân đang đói, chính quyền không chia nốt cho những người có hoàn cảnh khó khăn mà lại đem bán, ông Bí thư Đảng ủy lại “chối quanh” cho rằng số gạo ấy trên chia về cho xã là để làm việc khác, ví dụ như trả công cho người làm đường (?!).

Xin được nhắc lại rằng trận lũ quét sau cơn bão số 2 xảy ra vào ngày 7/8, tàn phá 3 huyện Hương Khê, Vũ Quang và Kỳ Anh hết sức nặng nề, nhiều người dân thiếu đói.

Ngày 10/8 trong phiên làm việc với Tỉnh ủy, UBND tỉnh và lãnh đạo các địa phương, Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Sinh Hùng đã quyết định hỗ trợ khẩn cấp cho Hà Tĩnh 20 tỷ đồng và 1.500 tấn gạo xuất từ kho dự trữ Quốc gia để cứu đói cho đồng bào bị nạn.

Gạo của Chính phủ cứu đói cho dân, không đến tay người bị nạn mà cán bộ xã lại đem bán cất tiền là điều không thể chấp nhận?!   

MỚI - NÓNG
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
TPO - Kiểm toán Nhà nước (KTNN) chỉ ra những thiếu sót, bất cập, đồng thời đưa ra khuyến nghị giúp các tập đoàn, tổng công ty nhà nước hoàn thiện, nâng cao hiệu quả quản lý tài chính công, tài sản công. Đáng chú ý, KTNN cũng cảnh báo một số doanh nghiệp có dấu hiệu mất an toàn về tài chính.
Năm học 2023-2024, Hà Nội được bổ sung 2.648 biên chế giáo dục.
Hà Nội thiếu hơn 16.000 biên chế giáo dục
TPO - Số biên chế sự nghiệp giáo dục của thành phố Hà Nội thiếu so với định mức do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định là 16.004 người. Năm học 2023- 2024, thành phố đề nghị được giao thêm 8.939 biên chế khối giáo dục nhưng chỉ được bổ sung 2.648 biên chế.