Đặt tên thủ đô 36 nước ở Hà Nội: Bạn đọc phản ứng!

Đặt tên thủ đô 36 nước ở Hà Nội: Bạn đọc phản ứng!
TPO - Ngay sau khi hay tin về ý tưởng "hình thành tại Hà Nội 36 phố mới mang tên 36 thủ đô các nước" của ông Nguyễn Thiện, Giám đốc Cty Truyền thông Tiêu Điểm được giao cho Hà Nội nghiên cứu, hàng trăm bạn đọc trong và ngoài nước đã có ý kiến phản biện.

>> Nghiên cứu đặt tên thủ đô 36 nước ở Hà Nội
>> 36 phố Hà Nội mang tên thủ đô các nước: Có khả thi?

Một bạn đọc

36 phố phường đã đi vào lịch sử,đi vào lòng người không chỉ ở Hà Nội mà cả Việt Nam cả những người con của mẹ Âu Cơ đang sống ở bất kỳ đâu trên thế giới. Khi nhắc đến "phố Hàng Chiếu,Hàng Bài,Hàng Lược..." là người Việt Nam dù sống bất cứ nơi đâu đều biết.

Nhưng nếu nói "phố Paris, phố Tokyo..."chắc gì đã liên tưởng đến đó là một trong 36 phố phường Việt Nam. Tôi thấy các cấp cần cân nhắc nhiều về vấn đề này.

Xin chân thành cảm ơn Tiền Phong online đã giúp chúng tôi được bày tỏ ý kiến của mình.

Hà Đình Đức : Không mang ý nghĩa gì !

Trong lịch sử Việt Nam còn quá nhiều danh nhân kể cả những người có công lớn cho Vương triều Lý và Hà Nội chưa được đặt tên đường phố. Đào Cam Mộc là người có công đầu tôn phù Lý Công Uẩn lên ngôi vua, sau khi cụ mất được phong là Thái sư Á vương. Trong nhà Võ chỉ Đền Đô có bức Đại Tự" Nghĩa liệt anh hùng" thờ ba vị tướng: Đào Cam Mộc, Lê Phụng Hiểu Lý Thường Kiệt.

Thế mà đến nay gần 1000 năm mà Hà Nội vẫn vắng cụ (TP. Hồ Chí Minh đã có tên phố Đào Cam Mộc). Vừa qua tôi đã đề xuất với UBND TP. Hà Nội nên đặt tên Đào Cam Mộc cho một đường phố Hà Nội trong dịp Kỷ niêm 1000 năm Thăng Long này.

Tôi cho là việc lấy tên thủ đô các nước đặt cho các đường phố Hà Nội là không mang ý nghĩa gì. Không phải theo kiểu trao đổi "Tôi đặt tên cho anh, anh đặt tên cho tôi". Hiện tại việc phiên âm tiếng nước ngoài ra quốc ngữ rất phức tạp và không thống nhất.

Vậy bảng tên phố phải viết của ngôn ngữ nước đó ( 36 nước có thể đến trên 30 ngôn ngữ) thì dân không đọc được mà phiên âm ra chữ Quốc ngữ thì có lẽ các chuyên gia ngôn ngữ còn tranh luận và chẳng baogiờ thống nhất được.

Vậy tôi thấy nên dừng lại khỏi tranh luận.

EH : Người nước ngoài đến Việt Nam không vì 36 phố kiểu này

Hà Nội 36 phố phường không chỉ là địa danh mà còn gắn liền với những nét văn hóa lịch sử. Du khách đến Việt Nam để tham quan những nét văn hóa của Việt Nam, để tìm hiểu về thuần phong mỹ tục của Việt Nam. Người Việt mình du lịch đến Singapore vì đó là thành phố sạch độc đáo, đi đến Hồng Kong hay Mỹ vì có Disney Land...

Người nước ngoài cũng như mình thôi, họ đến Việt Nam vì những điều họ không thể tìm thấy ở đất nước họ, không có 36 phố phường với những cái tên nghe lạ tai, thú vị. Nếu muốn đến "phố Tokyo" thì người Nhật chẳng cần phải lặn lội sang đây, họ có cả một "thành phố Tokyo" rộng lớn với những đặc trưng đậm "chất" Tokyo;

người Mỹ cũng chẳng cần phải bay qua đại dương để đến "phố New York" khi họ có cả một thành phố New York với những "New Yorker" đặc sệt những tố chất của thành phố sầm uất nhất nhì của nước Mỹ.

Chào mừng 1000 năm Thăng Long Hà Nội đầy tính văn hóa, thiết nghĩ cần những hành động để tôn đậm nét văn hóa lâu đời của thủ đô, để ai bước chân lên đây cũng phải ấn tượng "Đây là thành phố văn hóa ngàn năm tuổi", không phải thành phố sính ngoại một cách thô thiển.

Quang Hoà

Việt Nam đâu đã hết tên để mà phải "lai căng" như vậy. Vả lại, nếu khách du lịch muốn mua đồ xịn, ăn món ăn Pháp trong khung cảnh của Paris thì họ sẽ sang Paris chứ dại gì sang Việt Nam.

Nhân đây, tôi muốn có thêm hai ý. Thứ nhất là lấy tên cũ của các địa danh xây phố (thí dụ, tên làng, thôn, xóm hoặc cánh đồng cũ, giống như chúng ta đã đặt tên sân vận động quốc gia là Mỹ Đình).

Thứ hai, có thể lấy tên các tỉnh hoặc thành phố trong nước để đặt tên. Việc này một số thành phố hoặc tỉnh kết nghĩa đã từng làm và theo tôi biết thì cho đến nay chưa bị ai phản đối. Đặt tên như vậy còn giúp cho các tỉnh quảng bá được hình ảnh của mình ngay tại Thủ Đô.

Hãy tưởng tượng khách du lịch trong những ngày ở Hà Nội sẽ đến phố Thái Nguyên để thưởng thức trà Tân Cương; đến phố Nam Định để ăn món phở bò Nam Định nổi tiếng; đến phố Buôn Mê để nhấm nháp lý cà phê cao nguyên; đến phố Quảng Nam để ăn mỳ Quảng vân vân và vân vân.

Có thể chính sự độc đáo này sẽ kích thích trí tò mò của khách muốn biết trong thực tế thì Thái nguyên, Nam Định, Buôn Mê, Quảng Nam ... nó ra làm sao? Do đó, chúng ta có lý do để hy vọng và tin là sau đó, họ sẽ đến thăm các vùng miền này. Kính thư Quang Hoà

Thu Hạnh

Theo quan điểm của tôi, đây là một ý tưởng hết sức hoang đường! Thử đặt vị trí của những nước chúng ta xin phép họ cho lấy tên thủ đô của họ đặt tên cho 36 phố phường mà xem: họ sẽ băn khoăn, Việt Nam sẽ đặt thủ đô của họ ở phố nào đây, ít nhất họ sẽ đánh giá môi trường khu phố đó trước khi xem xét đến kiến trúc hay yếu tố văn hóa được Việt Nam xây dựng (hay áp đặt) cho khu phố, trong khi ý thức môi trường (mà nói cụ thể là ý thức vệ sinh công cộng) của người Việt Nam hiện nay quá kém!?

Thứ hai, khi đặt thủ đô của họ cho khu phố này (có thể và chắc chắn sẽ xảy ra hiện tượng kém sầm uất, kém trang trọng - hoặc nhìn về một phương diện nào đó, kém so với các phố khác - họ có cho rằng Việt Nam ta "nhất bên trọng, nhất bên khinh"? Các vị đã nghĩ đến những vướng mắc về chính trị chưa? Vì chắc hẳn rằng, chúng ta không thể nào xây dựng các khu phố đều đẹp, trang trọng như nhau được!

Cùng một vấn đề chính trị, đó là: 36 thủ đô nào sẽ được chọn? Hay các vị định tổ chức một cuộc bầu chọn giống như cuộc bầu chọn Di sản văn hóa và thiên nhiên của thế giới? Đây hẳn là một vấn đề khá nhạy cảm - mong hãy cân nhắc kỹ lưỡng.

Hà Nội đã có 36 phố phường, đó là nét đẹp, là bản sắc văn hóa không chỉ của Thủ đô mà còn của cả đất nước, xin đừng thêm 36 thủ đô với tham vọng hội tụ tất cả các nền văn hóa về Việt Nam ạ, bởi vì nói vậy nghe thì dễ, thì hấp dẫn, thú vị, nhưng cho tôi hỏi tiềm lực và niềm tin để bảo tồn 36 nền văn hóa đó ở Việt Nam lớn đến đâu, liệu có xảy ra tình trạng mai một hay nguy hiểm hơn còn là biến chất các nền văn hóa của họ - khi đó hẳn sẽ rất khó ăn nói về chính trị thưa ông Nguyễn Thiện!

Hay ông có ý định để chính những người của nước đó sống tại khu-phố-thủ-đô của họ? Điều này hẳn cũng không khó vì có thể áp dụng chiến lược kinh tế - giá cả ở đây. Vậy thử hỏi sẽ có bao nhiêu người Việt Nam có thể được ở khu phố này? Họ là ai?

Sơ qua các phương diện văn hóa - chính trị - kinh tế và môi trường cũng như xuất phát từ tiềm lực của đất nước Việt Nam đồng thời với cái nhìn của các nước bạn để có thể thấy rằng: Ý tưởng đặt tên 36 phố phường bằng tên 36 thủ đô các nước trên thế giới là một ý tưởng rất độc đáo và táo bạo; Tuy nhiên, để thực hiện nó trong thực tế e rằng còn rất nhiều vướng mắc và quan ngại cần được sáng tỏ, thông suốt trước khi bắt tay vào thực hiện.

Người viết không có ý gì khác hơn ngoài sự chia sẻ và đóng góp. Có thể tầm nhìn của tôi còn hạn hẹp, chưa thấy được hết những phương hướng giải quyết từ ông Nguyễn Thiện - người đưa ra ý tưởng hay những cách giải quyết khác của bạn đọc, vì vậy, mong nhận được những phản hồi chia sẻ từ ông Nguyễn Thiện cũng như từ các bạn đọc khác.

Chinh Đặng : Hãy xem xét kỹ ý nghĩa của việc làm này!

Theo cá nhân tôi, Hà Nội hiện đang có rất nhiều vấn đề mà cơ quan chức năng cũng như tất cả chúng ta phải lưu tâm, chẳng hạn ùn tắc giao thông, vấn đề thoát nước, vệ sinh môi trường và văn minh đô thị...để có thể xứng tầm là Thủ đô - Trái tim của một quốc gia! Tôi muốn đề cập tới khía cạnh ý nghĩa của việc làm này, nếu chỉ làm cho vui mà không mang một ý nghĩa có tính văn hóa hay chính trị nào sẽ gây lãng phí về thời gian và tiền bạc trong khi chúng ta có quá nhiều việc phải làm mà làm chưa tốt hoặc chưa làm được!

Đó là chưa kể đến việc này rất dễ trở nên kệch cỡm: Ví thử ta đặt tên Paris cho một phố phường nào đó mà cảnh quan ở đây lại chưa đẹp mắt về cả môi trường và con người (phố xá còn bẩn thỉu, ngập rác, con người còn cư xử thiếu văn minh), liệu khi đó những người đã từng sinh sống và đặt chân tới Paris hoa lệ lệ có thấy chạnh lòng hay không, đặc biệt là những công dân của Paris chính gốc!

Bên cạnh đó hãy tính đến tính lịch sử, truyền thống, tâm lý của người dân và những tế nhị xung quanh việc thay tên này, vì phố phường Hà Nội hiện nay mỗi địa danh đều gắn với lịch sử hoặc với một danh nhân hay những nhân vật đã trải qua những giai đoạn trong lịch sử đất nước.

Tôi mong rằng cơ quan tham mưu cũng như cơ quan có thẩm quyền cần tính đến những vấn đề trên và còn nhiều hơn nữa những bất cập xung quanh việc đặt tên này.

Tôi cũng chia sẻ quan điểm rằng chúng ta đều mong Hà Nội sẽ trở thành một Thủ đô hiện đại - thanh lịch và văn minh, nhưng qua nhiều cách thể hiện khác chứ không chỉ bằng tên của mỗi phố phường!

Vũ Trọng Đoàn : ý tưởng lạ những không dùng được !

Có lẽ người đề xuất ý tưởng này thiếu kiến thức về kiến trúc và văn hóa dân tộc , không chỉ là văn hóa Việt đâu nhé . Làm sao có thể chọn kiến trúc biểu trưng cho mỗi nước trong khi chùa Một cột bé tý có phải biểu tượng của Hà nội chưa thì còn phải bàn .

Lạ lùng hơn là đem mớ kiến trúc "tạppílù" nhốt vào giữa lòng Hà nội với những cái tên phố lạ hoắc , xì xà xì xồ chỉ để tiếp thị mỗi cái tên Hà nội ra thế giới .

Dự án này mà thành công thì kiến trúc của Hà nội thành "nồi lẩu thập cẩm" mất . Điểm 10 cho bài tập maketting của sinh viên , nghĩa là chỉ chấm ý tưởng lạ thôi còn thì không dùng được !

Dương Hai

Tôi cho rằng ý nghĩ trên thiếu thực tiễn, lai căng không phù hợp với một thủ đô mang phong cách văn hoá á đông đặc trưng như Hà Nội, nên có sự tham khảo ý kiến của đại bộ phận nhân dân, không sẽ là một ý tưởng nhậy cảm về văn hoá khi đại lễ ky niệm 1000 năm Thăng Long sắp diễn ra.

Nguyễn Trung Kiên

Đây là một ý tưởng thật kỳ quặc, làm ảnh hưởng đến văn hoá Việt. Làm như vậy không phải là quảng bá cho VN mà là quảng bá giúp thủ đô các nước đó. Ở VN có rất nhiều tên có thể đặt và có ý nghĩa lịch sử văn hoá của dân tộc. Mọi người cần bác bỏ ý tưởng không phù họp đó, tránh làm mất đi tên các địa danh gắn với lịch sử của dân tộc.

Vũ Quang Trung : Chúng tôi không đồng ý !

Chúng tôi là những người con của quê mẹ VIỆT NAM đang học tâp và làm việc xa tổ quốc. Chúng tôi không đồng ý với chủ trương đó nếu không muốn nói là kịch liệt phản đối. Vì hiện tại còn rất nhiều tên tuổi của rất nhiều người có công với đất nước tại sao không lấy tên của họ để đặt tên mà lại phải lấy tên của nước khác.VIỆT NAM phải là VIỆT NAM !

Nguyen The Toai : để làm gì?

Chẳng lẽ các danh nhân, người có công lao lớn với dân tộc Việt nam không đủ để ghi nhớ công ơn của họ? Nếu để thắt chặt tình hữu nghị với thủ đô các nước khác thì quá hình thức và quá xa lạ với người dân Việt nam

Tuấn Anh

Theo tôi nếu đặt tên như vậy sẽ mất đi tính đặc sắc, độc đáo của Hà Nội và sẽ gây nhiều nhầm lẫn cho nguời dân. Mặt khác, nếu vì mục đích phát triển du lịch thì không nhất thiết phải như vậy, "hữu xạ tự nhiên hương", một số nước quanh chúng ta như Thái Lan, Singgapore... đâu có cần làm như vậy mà họ vẫn phát triển du lịch rất tốt?

PHẠM MẠNH HÀ : Không ổn chút nào

Để tiến tới 1000 năm thăng long Hà Nội. Chúng ta còn nhiều việc phải làm. Việc đặt tên cho 36 phố trùng với tên 36 thành phố trên thế giới là một điều không tưởng. Hãy nghĩ đến các dự án đang bị treo bao nhiêu năm rồi hãy tính chuyện này.

Dương Tôn Bảo : đừng biến Thủ đô ta thành "Hợp chủng quốc"

Xin đừng biến Thủ đô ta thành "Hợp chủng quốc". Để thế giới biết đến ta phải bằng chính những thành tựu của ta trong nỗ lực cải thiện dân sinh dân chủ, nâng cao mức sống người dân chứ không thể bằng những hành động phù phiếm.

Nguyễn Tuấn : Đừng làm Hà Nội thêm hỗn tạp về kiến trúc nữa

Tôi chẳng thấy điểm nhấn nào cho Hà Nội nhân dịp kỷ niệm 1000 năm Thăng Long bằng việc đặt tên 36 phố phường theo thủ đô các nước cả. Tại sao phải làm bằng cách này? Trong khi thành phố còn bao nhiêu việc phải làm khác. 36 tên phố sẽ dẫn đến 36 kiểu kiến trúc khác nhau, Hà Nội sẽ thành một thành phố ô hợp với đủ kiểu kiến trúc chẳng giống nơi nào trên thế giới. Kiến trúc hiện nay của Hà Nội đã đủ hỗn tạp rồi, đừng làm nó thêm hỗn tạp nữa.

Hà cọc Ba : Một ý tưởng mới cần phải cân nhắc.

Những ai đã từng đi nước ngoài chắc sẽ có cùng cảm giác như tôi. Hà Nội thủ một ngàn năm tuổi nhưng quá lạc hậu so với các nước trong khu vực chứ chưa nói đến các nước phát triển. Kiến trúc lạc hậu, manh mún; cơ sở hạ tầng thấp kém. Tại sao không nghĩ đến việc xây dựng cải tạo lại thủ đô mà đổi, đặt laị tên phố làm gì cho rối rắm vậy.

Thanh hoàng : Đừng biến ý tưởng cá nhân viễn vông thành thực tế

Tôi mong các nhà quản lý cần cân nhắc kỹ.Thủ đô là của Việt nam, của toàn dân tộc Việt nam.Phải hỏi ý kiến nhân dân, giới văn hoá-lịch sử.Đừng biến ý tưởng cá nhân viễn vông thành thực tế.Hãy nghĩ đến những hệ luỵ, phiền phức mai sau.Theo tôi, cứ đặt tên các danh nhân Việt nam.Cùng lắm đặt theo số như một số nước vẫn làm.

Đàm Xuân Tùng

Cần cân nhắc kỹ thế này : 1. Sự trao đổi tên Hà Nội với 36 nước khác trên TG này có lợi điều gì ? Nếu là quảng bá hình ảnh thì có cách nào khác hơn mà không mất đi bản sắc Việt ? 3.Kiến trúc của các nước tập trung vào 36 phố , một diện tích lớn như vậy liệu có ổn không , trong khi chỉ cần xây công trình là biểu tượng tiêu biểu của Nước đó vào một chỗ như công viên ( Trung Quốc đã làm ) 3. Thay vì tập trung lối kiến trúc các nước vào 36 phố mới thì chúng ta nên Đầu tư vào thiết kế một lối kiến trúc riêng ( có thể Mở cuộc thi thiết kế kiến trúc riêng cho Hà Nội mới ) mang phong cách Hà Nội Việt Nam để quảng bá hình ảnh có hiệu quả hơn không ?

vuong tam

Toi thay y tuong nay thoat nghe thi hay va co y nghia. Nhung theo tac gia cua du an noi la " day la diem nhan cho dip ky niem 1000 nam Thang Long HN" thi that la ...vien vong.

Boi le pho phai xay dung mang dac trung cua nuoc no mang ten. 36 pho do xay dung chi tren duoi 1nam co xong khong? va ta da co 36 nuoc dong y trao doi dat ten cho nhau chua?Cau chuyen nay neu co that, thi nhanh nhat cung phai la nam 2015 moi thuc hien duoc...

Nguyễn Minh Khánh

Sao thấy giống như quảng cáo cho các nước khác. Người ta vào lòng Hà Nội mà toàn thấy tên thủ đô nước khác thôi.

Thu Hương

Lấy tên một thủ đô của một đất nước nào đó đặt là tên phố Hà Nội thì hiện tại cũng có ý hay. Nhiều nước còn tự hào vì tên thủ đô của nước họ được biết đến tại Việt Nam. Nhưng trong thế hệ chúng ta thì nước đó là thân thiện là tốt nhưng đến đời con cháu chúng ta ai biết được có tốt hay không? Vậy con cháu chúng ta lại xóa thủ đô nước đó đi để thay bằng thủ đô nước khác? Thật quá phiền hà !

Lan Quỳnh

Đọc bài phỏng vấn của cái anh GĐ công ty truyền thông Tiêu điểm thật... hoang tưởng. Hà nội thành "trung tâm mua sắm" lấn sân của Singapore, Bangkok, HongKong? 

Thanh Chung : Hoàn toàn không khả thi

Việc lấy tên 36 Thủ đô các quốc gia trên thế giới đặt cho các khu phố tại Hà nội là một ý tưởng độc đáo nhưng hoàn toàn không khả thi.Tôi chỉ xin đưa ra vài phản biện như sau:

 - Thứ nhất tại sao lại là 36 mà không phải 26 hay 16. Tiêu chí lựa chọn là gì: Có chọn hết các nước trong Asean rồi ra các nước khác không.

- Thứ hai tên thủ đô sẽ viết như thế nào, viết đúng như tên gọi của họ hay tên phiên âm. Thủ đô của Mỹ sẽ viết là Washington hay Oa xinh tơn hay Hoa Thịnh Đốn.

 - Thứ ba là liệu các nước họ có đồng ý cho mình dùng tên thủ đô của họ để đặt cho phố của mình không? Mình đặt rồi mình làm lăng nhăng mang tiếng đến văn hóa của họ thì sao.

- Thứ tư là câu chuyện về tạo những nét kiến trúc rồi hàng hóa của những nước có thủ đô được đặt làm tên phố là chuyện viển vông, hàng nhái hàng giả ai quản lý. Trên đây là vài ý kiến cho việc lấy tên Thủ đô các quốc gia đặt cho phố Hà nội.

Nguyễn Hữu Tuấn : ý tưởng rất hay trên... giấy !

Theo tôi đây là một ý tưởng rất hay trên giấy tờ nhưng nên để đến một thời điểm "thích hợp" hãy thực thi. Bởi kéo theo việc hình thành các phố mới với cơ sở hạ tầng, kiến trúc, điểm nhấn văn hoá, các dịch vụ, cửa hàng theo phong cách cách các từng quốc gia... thì một mình TP.Hà Nội không đủ nguồn lực để làm được.

Vậy sử dụng nguồn lực nhà nước hay xã hội hoá để thực hiện được điều này? Và khi xã hội hoá thì nhà đầu tư hay các cá nhân có đủ sức, đủ các điều kiện về nguồn vốn và các kỳ vọng về lợi nhuận để phiêu lưu với ý tưởng này?

Ngoài ra tôi đồng ý với một số bạn đọc về việc liệu các quốc gia và người dân của họ có thực sự mong muốn chúng ta đặt tên các phố theo quốc gia của họ, và với 36 cái tên đó nên dựa vào tiêu chí nào để chọn lựa, tránh tính cục bộ, duy ý chí và đưa lại những hiệu quả trái ngược với mong muốn.

nguyen the toai

Chẳng lẽ các danh nhân, người có công lao lớn với dân tộc Việt nam không đủ để ghi nhớ công ơn của họ? Nếu để thắt chặt tình hữu nghị với thủ đô các nước khác thì quá hình thức và quá xa lạ với người dân Việt nam

Trần Bá Long : Không ổn chút nào !

Tôi thấy không ổn chút nào ở cả mặt thực tế lẫn tinh thần. Thứ nhất: tạo nét đặc trưng cho 36 thủ đô trong lòng Hà Nội liệu có được sự đồng thuận của các Quốc gia được chọn. Và giả sử được đồng thuận thì chũng ta có tạo sự công bằng trong kiến trúc đặc thù cho từng con phố, có tạo được sự thu hút về mặt Văn hoá cho mọi tầng lớp nhân dân am hiểu về con phố mang tên thủ đô của nước đó. Thứ hai: Liệu con phố Hà Nội ở nước nào đó có được trân trọng hay nước sở tại bỏ mặc để trở thành (...)

hoang nam viet

Tôi thấy dự án trên không thể thực hiện được, nhất là đối với Hà Nội 1000 năm. Chẳng nhẽ Việt Nam mình hết danh nhân rồi hay sao mà phải lấy tên thủ đô các nước đặt cho đường phố.

Khoa Tien Sinh : Treo biển tên phố bằng cách viết nào?

Đặt tên phố ở Hà Nội bằng tên thủ đô các nước tôi cũng thấy bất cập quá. Ngoài cái gọi là "hỗn hợp" như các bác đã nói, tôi thấy cái bất cập ở cách viết tên phố: viết tên nguyên bản hay là kiểu phiên dịch sang tiếng Việt? ví dụ Hà Nội có phố Y-ec-xanh (Yecxanh - Yersin), có đến 3 cách viết? Thống nhất theo cách nào? Như thủ đô Hoa Kỳ, có thể nhiều người Việt ta đều biết là Oa-sinh-ton, nhưng không phải ai cũng biết tên tiếng Anh là Washington. Hay như thủ đô Trung Quốc, nên đặt tên là Bắc Kinh hay là Beijing?

Nguyễn Văn Hải : Một ý tưởng chưa cân nhắc kỹ!

Trời ạ! Vậy giả sử ta đặt tên một đường phố tại Hà Nội là X thủ đô của nước Y sau vài năm nữa nước Y có xung đột về lợi ích căng thẳng dẫn đến có thể cắt quan hệ ngoại giao thì chúng ta phải đổi tên đường đó ngay à! Một ý tưởng không có tính thuyết phục! Kỳ lạ thay!!!

Nguyễn Xuân Hùng : Quá hình thức !

Tôi cảm nhận việc này mang tính phô trương, hình thức nhiều quá. Tại sao lại phải đặt con số 36 và gượng ép các phố theo kiến trúc các nước khác. Sẽ thành một mớ lộn xộn, tạp nham về bộ mặt kiến trúc. Về sử dụng cũng khó có thể thoải mái.

VD như kiến trúc xứ lạnh như Bắc Âu, xứ nóng như châu Phi, Ả Rập... không thể áp dụng tại VN cũng như kiến trúc nhà truyền thống VN không thể áp dụng được ở các nước khác. Vậy thì tại sao lại cứ phải khiên cưỡng gò ép ghi danh, tạo bộ mặt kiến trúc, chưa nói đến văn hóa của các nước vào thủ đô của mình. Tôi thấy cần phải suy nghĩ cẩn trọng về vấn đề này.

NTK

36 phố với 36 đặc trưng kiến trúc của 36 thủ đô các nước? Tôi có một số ý kiến: Thứ nhất, Việt Nam (chứ không phải riêng Hà Nội) chưa đủ khả năng để thực hiện ý tưởng đó để tạo dấu ấn kỷ niệm 1000 năm Thăng Long khi chỉ còn khoảng 400 ngày nữa là đến đại lễ (10/10/2010).

Thứ hai, sẽ có rất nhiều người (thậm chí cả tác giả cái ý tưởng này là ông Nguyễn Thiện) không thể đọc chính xác tên phố nơi mình cư trú (tên thủ đô của các nước). Tóm lại, không cần phải mất công để bàn việc này.

Hồng Hà : Tại sao không phải là những cái tên Việt nhỉ?

Nếu có đặt tên đường phố ở nước ngoài thì sẽ là phố "Việt Nam" chứ ai lại đặt mỗi "Hà Nội" không, còn Huế, còn TP Hồ Chí MInh nữa chứ, những thành phố đó không tiêu biểu cho Việt Nam à? Tại sao thay cho những cái tên tây vừa xa lạ, khó đọc, khó hiểu đối với người dân bình thường thì thủ đô Hà Nội không đặt tên đường phố bằng tên những địa phương khác trong nước? Chẳng hạn những tên phố như phố Đà Lạt, phố Sapa, phố Nha Trang, phố Ninh Bình...

Những cái tên thân thương, gần gũi như vậy sẽ làm người dân thủ đô cũng như những người từ xa đến Hà Nội sẽ nhớ tới những vùng, miền khác trong cả nước. Ở Hà Nội trước đây đã có đường Nam Bộ, giờ thì vẫn còn phố Huế. Cách làm này ở nhiều nước trên thế giới đều đã làm rồi.

Huu Nghi

Không hiểu tại sao đưa ra ý tưởng này làm gì?, chuyện này đâu phải chuyện nói cho có. Thiếu gì các danh nhân, anh hùng dân tộc mà lấy tên thủ đô của nước khác. Tôi nghĩ cần phải lấy ý kiến của "Đại biểu quốc hội" chứ chẳng chơi.

Bạn đọc

Tôi thấy không nên! Muốn tạo nét riêng của dân tộc Việt, không thiếu gì cách. Tại sao lại biến Thủ đô Hà Nội thành mô hình như Walt Disney vậy? Với lại trong các quốc gia mà ta lấy để đặt tên phố, liệu có bao nhiêu quốc gia thật sự muốn lấy tên HN để đặt tên phố của họ không? Chúng ta đi xin họ à?

Thanh Bình : có lý hay vô lý ?

Viển vông và không cần thiết? Ý tưởng nghe có lý kia nhưng thực tế có thể là vô lý. Cần cẩn trọng với 36 cái tên Ngoại dành cho 36 phố ở Thủ đô Hà Nội yêu dấu của chúng ta.

Một bạn đọc

Thật là ý tưởng của đại lãng phí. Không nước nào làm như vậy cả. Có chăng thì xây dựng một khu vực, gọi là làng nước ngoài, bao gồm tổng hoà của văn hoá các quốc gia. Vả lại ta lấy tên thủ đô của các nước đặt tên cho các con đường của ta, liệu họ có đồng ý không?

Ngô Quyền : Hãy giữ lấy văn hoá Việt Nam

Tôi nghĩ, không nên vì muốn người ta biết đến mình mà phải đưa thủ đô của họ vào nhà mình, hãy nhớ câu "hữu sạ tự nhiên hương" ! Nên chăng, thay vì những việc làm vô bổ này, chúng ta hãy có nhiều dự án bảo tồn và phát huy những giá trị văn hoá truyền thống Việt Nam. Đó chính là cách thức tốt nhất chúng ta quảng bá ra thế giới. 

Võ Hồng Quân : Một ý tưởng hay nhưng không nên thực hiện

Việc đổi tên các phố như vậy liệu có thực sự tốt cho ngành du lịch không khi mà người nước ngoài sang Việt Nam việc đầu tiên là họ ghé thăm Hà Nội để viếng Lăng Bác sau đó là đi xem chùa Một Cột, Văn Miếu.... Như vậy mục đích của họ là tìm hiểu về văn hóa Việt Nam chứ không phải là sang để ngắm cảnh.

Vậy người nước ngoài đã có thiện chí tìm hiểu về lịch sự hào hùng của VN như vậy tại sao mình lại không lấy tên phố là các anh hùng dân tộc chứ !cKhi đến một phố mang tên một vị anh hùng dân tộc nào đó chắc chắn họ sẽ hỏi "Ông ấy là ai, có công như thế nào ?" Ý tưởng đổi tên phố thành tên các thành phố nước ngoài nên chỉ là trên sách vở.

Ý kiến của bạn về vấn đề này ?

MỚI - NÓNG