Nên hạn chế taxi và ôtô để giảm ùn tắc

Nên hạn chế taxi và ôtô để giảm ùn tắc
TPO - Bạn đọc Lê Ngọc Tiến - Nguyên Chánh Thanh tra đường bộ, Phó ban ATGT Cục đường bộ Việt Nam cho rằng, nên hạn chế taxi và ô tô cá nhân để giải quyết ùn tắc giao thông thủ đô hiện nay.

> Bạn đọc hiến kế giải bài toán giao thông Hà Nội

Ô tô dàn hàng ngang, lấn chiếm hết phần đường của các phương tiện khác. Ảnh: Trường Phong
Ô tô dàn hàng ngang, lấn chiếm hết phần đường của các phương tiện khác. Ảnh: Trường Phong.

Việc bùng nổ số lượng phương tiện cá nhân dẫn đến quá tải giao thông đô thị. Trong tình trạng giao thông như hiện nay, không thể nói đến sự nhường nhịn, văn hóa giao thông. Cầu vượt chỉ là giải pháp cho một điểm nút, được điểm này lại gây tai họa cho điểm khác. Vì vậy, vấn đề mấu chốt để giảm ùn tắc, giúp hệ thống xe buýt phủ kín địa bàn nội đô, là giảm phương tiện cá nhân.

Trong hoàn cảnh hiện nay, với một thành phố mà mọi mặt sinh hoạt phụ thuộc vào buôn bán nhỏ lẻ thì không thể hạn chế xe máy, xe thô sơ. Vậy đối tượng phải hạn chế phạm vi, thời gian lưu thông chính là ô tô cá nhân bốn và bảy chỗ, xe của các hãng taxi.

Để giải phóng mặt đường, tạo điều kiện cho xe buýt phủ khắp địa bàn thủ đô và phát triển mạng lưới đường sắt đô thị, trước hết cần phải thực hiện ngay giải pháp sau (giải phóng đường lần 1):

- Cấm ô tô bốn, bảy chỗ của tư nhân (biển chữ số đen) tham gia giao thông trong phạm vi từ vành đai ba trở vào nội đô từ 6 giờ - 19 giờ trong các ngày làm việc.

Sau khi Tiền Phong Online đăng bài “Bạn đọc hiến kế giải bài toán giao thông Hà Nội”, tòa soạn tiếp tục nhận được tin, bài cộng tác về vấn đề này.

Trong số đó, xin giới thiệu bài viết của bạn đọc Lê Ngọc Tiến - Nguyên Chánh Thanh tra đường bộ, Phó ban An toàn Giao thông Cục đường bộ Việt Nam.

Mong bạn đọc tiếp tục trao đổi với những ý kiến trên của ông Lê Ngọc Tiến, cũng như hiến kế giải bài toán ùn tắc giao thông ở thủ đô hiện nay.

- Quy định các loại xe taxi của tất cả các hãng mang biển số chẵn đi ngày chẵn và ngược lại. Như vậy, giảm được 50% số lượng xe taxi/ngày.

Quy định này tạo điều kiện cho lực lượng chức năng kiểm soát giao thông nên mang tính khả thi cao. Trong vòng 2 - 3 năm thực hiện phương pháp này, cần khẩn trương tập trung phát triển nhanh những loại hình vận tải khách công cộng như xe buýt, xe điện và từng bước thực hiện các giải pháp mang tính tổng thể bền vững để từng bước người dân tự nguyện bỏ dần xe máy.

Về tổ chức lại xe buýt nên thực hiện theo nguyên tắc:

- Sử dụng xe buýt lớn chạy trên vành đai 2, 3 và các trục lớn xuyên tâm để kết nối các bến xe liên tỉnh, ga đường sắt đô thị.

- Sử dụng xe buýt cỡ trung chạy kết nối những điểm đỗ của xe buýt lớn trong phạm vi vành đai một đến ba để kết nối các điểm dân cư, thương mại, du lịch, công sở... (thực hiện phủ kín diện tích trong vành đai từ một đến ba).

- Sử dụng ô tô điện phủ kín trong vành đai một để đảm bảo lưu thông và môi trường.

Sau khi hệ thống phương tiện giao thông công cộng đi vào hoạt động hiệu quả, ổn định (phấn đấu trong khoảng ba năm). Lúc này, lượng người sử dụng xe máy đã giảm đến mức cần thiết để áp dụng giải phóng mặt đường lần hai. Đến lúc dỡ bỏ hai lệnh cấm nói trên, các phương tiện cá nhân và ta-xi trở lại hoạt động bình thường.

Để đảm bảo chắc chắn chúng ta nên thử áp dụng lệnh cấm xe ô tô cá nhân và xe taxi trong thời gian một tháng. Mục đích:

- Kiểm nghiệm thực tế mức độ thông thoáng mặt đường.

- Chứng minh bằng thực tế khách quan để dư luận xã hội xem xét bình luận, bổ sung ý kiến và tạo sự đồng thuận nhát trí cao trong xã hội.

Thực hiện các biện pháp này, một bộ phận cư dân ( khoảng 10%) có ô tô sẽ chịu thiệt thòi vì không được sử dụng. Điều này hy vọng sẽ được thông cảm và chấp nhận.

Lê Ngọc Tiến
Nguyên Chánh Thanh tra đường bộ, Phó ban ATGT Cục đường bộ Việt Nam

Theo Viết
MỚI - NÓNG