Làm phim ở Việt Nam, tại sao ?

Như Quỳnh - Thế Anh trên thảm đỏ dẫn vào Nhà hát Lớn
Như Quỳnh - Thế Anh trên thảm đỏ dẫn vào Nhà hát Lớn
TP - Chiều 19-10, khu vực quảng trường Nhà hát Lớn cấm đường (lại cấm đường), dành chỗ cho hoạt động tên là: “Thảm đỏ - giao lưu diễn viên với báo chí và khán giả” trong khuôn khổ LHP Quốc tế Việt Nam. Bên trong có tọa đàm “Việt Nam - môi trường hấp dẫn sản xuất phim”.
Như Quỳnh - Thế Anh trên thảm đỏ dẫn vào Nhà hát Lớn
Như Quỳnh - Thế Anh trên thảm đỏ dẫn vào Nhà hát Lớn.

Bên ngoài: Náo nhiệt

Trương Gia Huy, Ảnh đế 2009- Hồng Kông, tươi tắn, đi lại tất bật ký tặng khán giả ở quảng trường và sảnh Nhà hát. Không còn cái vẻ gò bó như tối khai mạc ở Mỹ Đình - khi anh bị chỉ dẫn đi vòng vèo trên thảm đỏ. Xuất hiện thêm nhiều sao nội “sắc nước” so với đêm khai mạc: Johnnny Trí Nguyễn, Quách Ngọc Ngoan...

Ban tổ chức bố trí tiệc trà ở tầng hai, cánh báo chí tha hồ tiếp cận các đối tượng- từ dàn diễn viên trong những bộ phim mới nhất Cánh đồng bất tận, Long thành cầm giả ca, Trung uý... đến diễn viên thế hệ trước. Không khí chộn rộn hơn hẳn đêm 17-10 được đánh giá là tẻ nhạt.

Hỏi Hải Yến, trở về từ Liên hoan phim Pusan: “Nghe nói khán giả Hàn Quốc khóc khi xem Cánh đồng bất tận, còn giới trong nghề đánh giá thế nào mới quan trọng? Phim Áo lụa Hà Đông cũng chào hàng thành công ở Hàn Quốc nhưng trong nước bình thường”, cô tự tin: “Trong thời gian liên hoan, báo chí ngày nào cũng viết một ít về Cánh đồng bất tận. Họ khen thật lòng”.

Rốt cuộc Cánh đồng bất tận cũng không rinh giải nào ở Pusan. Còn trong nước, phim hứa hẹn gây tranh luận - điều từng xảy ra với nguyên tác văn học của Nguyễn Ngọc Tư.

Bên trong: Ỉu

Trái ngược với bầu không khí ồn ào và thực sự nóng lên ở ngày thứ ba của liên hoan, cuộc tọa đàm “Việt Nam - Môi trường hấp dẫn để sản xuất phim” bên trong Nhà hát lại... xịt, mặc dù đội ngũ tình nguyện viên khá ân cần, trao tai nghe cho từng đại biểu dự tọa đàm, lo lắng đi đi lại lại, có vẻ mong một hoạt động thành công mỹ mãn.

Các nhà làm phim nước ngoài đánh giá phim Việt Nam thường chỉ là các trường đoạn nối dài, không phải là tác phẩm hoàn chỉnh. - Nhà phê bình điện ảnh Đoàn Minh Tuấn 

Một cuộc tọa đàm có thông điệp “Làm phim ở Việt Nam, tại sao không” mục đích kêu gọi thế giới biết đến điện ảnh Việt Nam, đầu tư làm phim tại Việt Nam, có đủ thành phần chủ tọa và khách mời là các nhà làm phim nước ngoài. Điều khiển tọa đàm là một nhân vật không thuộc giới làm nghề, diễn đạt lúng túng, thiếu ý thừa lời.

Câu hỏi dành cho người tham gia tọa đàm quanh đi quẩn lại “thuận lợi gì, khó khăn gì” khiến người trả lời dù thuộc giới làm nghề, dù đẳng cấp quốc tế, cũng khó mà đáp mặn nồng, sâu sắc. Thật đáng ngạc nhiên là một sự kiện nằm trong chuỗi sự kiện điện ảnh tầm quốc tế lại bị đơn giản hóa đến như vậy.

Ngồi ghế chủ toạ còn có bà Hồng Ngát, nhà biên kịch, người mà tọa đàm nào cũng thấy phát biểu, lần này đi từ hàng ghế khán giả lên sân khấu, bắt đầu bằng “tôi bị bỏ bom đấy chứ”. Thảo nào thấy bà vác cả cái túi to tướng lên sân khấu, nói xong ngồi vào ghế chủ tọa.

Theo ông Jean Labadie, nhà sản xuất phim Đông Dương (đoạt giải Oscar): “Khó khăn trong ngành điện ảnh của Việt Nam cũng giống như ở các nước khác, không có gì là đặc thù”.

Giám đốc Diễn đàn Liên hoan phim Berlin - Christoph Terhechte thì không hiểu có ẩn ý gì khi phát biểu: “Tôi chờ đợi nhiều hơn điều mà tôi thấy về hiện trạng điện ảnh của các bạn”.

Nhà biên kịch - phê bình điện ảnh Đoàn Minh Tuấn từng nhận xét: “Các nhà làm phim nước ngoài đánh giá phim Việt Nam thường chỉ là các trường đoạn nối dài, không phải là tác phẩm hoàn chỉnh”.

Cứ xem cung cách lên chương trình (hình thức+ nội dung) buổi tọa đàm thứ hai trong ba cuộc của LHP Quốc tế đầu tiên, thì “Làm phim ở Việt Nam, tại sao không” vẫn chỉ là một câu hỏi còn lâu mới có câu trả lời như ý.

MỚI - NÓNG
Cải tạo chung cư cũ: 'Hời hợt, vô cảm thì 5-10-15 năm sau vẫn thế thôi'
Cải tạo chung cư cũ: 'Hời hợt, vô cảm thì 5-10-15 năm sau vẫn thế thôi'
TPO - “Nếu cán bộ quan tâm đến công việc, hay như tôi nói ở hội nghị Ban Chấp hành là có tình yêu với Hà Nội thì tự khắc đứng dậy, khắc có trách nhiệm với nhân dân, khắc giải quyết các vướng mắc, tồn tại. Nếu cứ chung chung, hời hợt, vô cảm thì 5-10-15 năm sau vẫn thế thôi, không làm được” - Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng nói.