Đi hội là tốt, nhưng...

Chen nhau lễ bái trên chùa Đồng, Yên Tử
Chen nhau lễ bái trên chùa Đồng, Yên Tử
TP - Mùa lễ hội đang diễn ra vẫn với nhiều bất cập. Sau công điện của Chính phủ chấn chỉnh lễ hội, Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch lập nhiều đoàn thanh tra ở một số tỉnh trọng điểm.

 >> Đầu xuân xem hội Cướp Phết
 >> Ăn xin, cờ bạc trá hình tái diễn ở Hội Lim

Chen nhau lễ bái trên chùa Đồng, Yên Tử
Chen nhau lễ bái trên chùa Đồng, Yên Tử . Ảnh: Hồng Vĩnh

Đi hội không xấu

PGS.TS. Nguyễn Văn Huy, Trưởng ban Di sản Văn hóa Phi vật thể (Hội Di sản Văn hóa Việt Nam) cho rằng, đi hội là câu chuyện rất tốt, để người ta được hưởng cuộc sống tâm linh, bản sắc văn hóa. Mở hội, đi hội để giao lưu, hiểu nhiều vấn đề.

Ví như đi hội Gióng, hội Lim không phải cầu xin, mà để thưởng thức giá trị tinh thần tốt đẹp. Không nên biến câu chuyện đi hội thành cầu xin thánh thần một cách thô thiển. Chuyện đi hội không đáng bị bài xích, quan trọng là hội hè sao cho văn minh.

Không kể những lễ hội đậm tính tâm linh như chùa Hương, Yên Tử, đền Hùng…, người dân ngày càng có xu hướng gắn chuyện đi hội với đi lễ. Ngay trên đồi Lim cũng có chùa Lim. Người đi hội vào chùa, đặt lễ, rút tiền công đức với tâm lý có thờ có thiêng. Rồi nơi thờ Thánh Gióng ở đền Sóc dần thu hút đông người đi chơi hội kết hợp lễ lạt, cầu xin.

Thời gian gần đây, dư luận bức xúc chuyện lễ hội thiếu bản sắc. Hàng nghìn lễ hội lớn nhỏ, ngày càng trở nên hao hao. Người ta đua nhau mở rộng quy mô, trùng tu di tích, đưa trò mới trong từng lễ hội, không tính đến nét độc đáo, dân gian. Chưa kể tình trạng mà lễ hội nào cũng có: Hàng quán dịch vụ ăn uống tràn lan, chặt chém khách, tiền lẻ la liệt ở nơi thờ tự.

Gần đây mọi sự tuyên truyền lại tập trung vào một số lễ hội trọng điểm, dẫn đến tình trạng người dân đổ về quá đông: Chùa Hương, Yên Tử, Bái Đính, đền Hùng, khai ấn đền Trần… Thế mới có chuyện khai hội chùa Hương trên năm vạn. Gần chín vạn người chen chân đi lễ Yên Tử ngày mở hội.

Với lượng người như thế dễ dẫn tới ách tắc, chen lấn, thừa cơ cho trộm cắp hoành hành. Trong khi vẫn có lễ hội rất hay, đậm chất dân gian như hội Giá ở Yên Sở, Hoài Đức (Hà Nội).

Trả lại tính dân gian

“Hội là tâm linh, nhưng biến tướng thành ra dở, chẳng hạn biến phần trình diễn ở lễ hội thành tiết mục đi trình diễn. Trận đánh của Hội Gióng ở làng Phù Đổng năm 2010 bốn lần bị triệu ra Hà Nội để trình diễn. Nó làm mất tính thiêng”- PGS.TS. Nguyễn Văn Huy nói. Theo ông, sự can thiệp thô bạo của cơ quan quản lý văn hóa có nguy cơ làm mất sự tinh tế, tính dân dã ở nhiều lễ hội.

Trong dịp hội Gióng ở làng Phù Đổng và đền Sóc đón bằng công nhận Di sản Văn hóa Phi vật thể, có việc trình diễn- tái hiện hội Gióng. Có nhà nghiên cứu nhận xét, riêng chuyện 100 chiếc quạt lụa (cho người phù giá) đã phá vỡ phần quan trọng của hội Gióng. Số quạt này không khác gì dùng cho các bà tập dưỡng sinh. Màu đỏ của quạt mang màu sắc Trung Quốc, không phải những chiếc quạt dân dã, không màu mà người dân quen sử dụng trong Hội Gióng.

Là người tâm huyết nghiên cứu nhiều lễ hội dân gian nhất là hội Gióng, PGS.TS Huy hiến kế: Xây dựng bảo tàng sinh động cho du khách tham quan quanh năm, không nhất thiết chăm chăm chờ đến hội. Liên quan đến tính khả thi chấn chỉnh lễ hội, ông cho rằng: “Thời gian tới phải có chiến lược rõ ràng, giữ lễ hội ở cấp địa phương. Bởi hội bắt nguồn từ hội làng. Đừng vì danh hiệu mà nâng thành khu vực, quốc gia. Hãy để mọi việc bắt đầu từ cộng đồng”.

Bộ VHTTDL lập nhiều đoàn thanh tra một số trọng điểm: Bắc Ninh (đền Bà Chúa kho), Ninh Bình (Bái Đính), Chùa Hương (Hà Nội). Trước đó 9-2, Thủ tướng Chính phủ có công điện 162/CĐ-TTg, về chấn chỉnh một số vấn đề: Mở rộng quy mô lễ hội, thương mại hóa lễ hội…

Theo Báo giấy
MỚI - NÓNG
Chủ tịch UBND TPHCM Phan Văn Mãi nhận thêm nhiệm vụ
Chủ tịch UBND TPHCM Phan Văn Mãi nhận thêm nhiệm vụ
TPO - Ông Phan Văn Mãi giữ nhiệm vụ Chủ tịch Hội đồng đánh giá Đề án thí điểm chính sách khuyến khích và bảo vệ cán bộ năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm vì lợi ích chung thực hiện Kết luận 14 của Bộ Chính trị.