Xem trùng tu Thái Bình Lâu - Hoàng thành Huế

Một mảng phù điêu đắp nổi ở hai đầu hồi của hậu doanh chuẩn bị dỡ xuống
Một mảng phù điêu đắp nổi ở hai đầu hồi của hậu doanh chuẩn bị dỡ xuống
TP - Thái Bình Lâu là công trình tiêu biểu của phong cách kiến trúc triều Nguyễn. Toà nhà hai tầng bằng gỗ, mái lợp ngói hoàng lưu ly; mặt tiền hướng đông, gắn với nhà hát Duyệt Thị Đường và vườn Thiệu Phương. Hướng bắc gắn với hồ Ngọc Dịch; phía nam gắn với Điện Cần Chánh, nhà Tả Vu; phía tây là nhà Dưỡng Tâm (chỉ còn nền móng).
Một mảng phù điêu đắp nổi ở hai đầu hồi của hậu doanh chuẩn bị dỡ xuống
Một mảng phù điêu đắp nổi ở hai đầu hồi của hậu doanh vừa được dỡ xuống.
 

Năm 1821, tại vị trí này vua Minh Mạng cho xây dựng Nhân Trí Đường. Thời Thiệu Trị đổi thành Thanh Hạ Thư Lâu. Thời Đồng Khánh vua cho triệt hạ xây dựng công trình mới có tên Thái Bình Ngự Lãm Thư Lâu. Di tích Thái Bình Lâu hiện hữu được xây dựng từ năm 1919-1921, dưới thời Khải Định, với chức năng là nơi thư giãn, đọc sách, sáng tác văn thơ của nhà vua.

Nét đặc sắc của Thái Bình Lâu là ở các bờ nóc, bờ quyết của chính doanh và hậu doanh - đều trang trí bằng nghệ thuật khảm sành sứ rất tinh xảo, điêu luyện, với nhiều đề tài, điển tích. Mặt trước tiền sảnh có bức hoành phi khảm ba chữ Thái Bình Lâu rất đẹp.

Nghệ thuật khảm sành sứ của Việt Nam đạt đỉnh cao dưới thời Khải Định, đó cũng là thách thức rất lớn đối với các chuyên gia và Ban quản lý dự án trùng tu di tích Thái Bình Lâu.

Với kinh nghiệm, tay nghề của đội ngũ kiến trúc sư, cán bộ kỹ thuật, thợ bậc cao của Huế; lại có sự góp sức của các chuyên gia Ba Lan thì việc tạo ra phiên bản mới không khó. Nhưng với ý thức tôn vinh giá trị cổ, những người thực thi đã cố gắng giữ nguyên bản.

Bước thứ nhất, sau khi dỡ xong các lớp mái ngói âm dương, nhóm thợ nề, thợ ngõa gỡ các bờ nóc, bờ quyết, mảng phù điêu đắp nổi ở hai đầu hồi của hậu doanh. Có những mảng do nứt gãy họ phải xẻ đôi. Có mảng diện tích quá lớn, trọng lượng lớn, cũng phải cắt thành hai, thành ba tấm, cho vào thùng gỗ, chèn lót bằng các bao trấu, để hạ xuống đất an toàn bằng trục cáp.

Đề tài Phước Lộc Thọ ở đầu hồi hậu doanh. Ảnh: T.T
Đề tài Phước Lộc Thọ ở đầu hồi hậu doanh. Ảnh: T.T.
 

Chiều 14-9, tại công trường, chúng tôi chứng kiến công việc của các kíp thợ, hoàn thành hơn 50% khối lượng công việc hạ giải. Chúng tôi cận cảnh từng mảng phù điêu, họa tiết trang trí mà lâu nay ngửa cổ nhìn lên trông giống như rồng, phụng khi vờn trong những đám mây ngũ sắc, khi bay lượn trên nóc mái cung điện.

Gốm Giang Tây, Bát Tràng, gốm cổ, đồ sứ và thuỷ tinh châu Âu hội ngộ, giao lưu, và đã chung sống hài hoà, tạo ra đỉnh cao nghệ thuật khảm sành sứ của Việt Nam đầu thế kỷ XX.

Bước tiếp theo cam go hơn nhiều. Đó là phục hồi hoàn nguyên các mảng trang trí chạm khảm sành sứ. Ngót thế kỷ trôi qua, nhiều chi tiết trong từng họa tiết đã bị sứt mẻ, biến dạng; nhiều mảnh sứ, mảnh gốm, mảnh chai đã biến mất.

Xác định cho được đó là chất liệu gì, màu gì, trang trí hoa văn gì, đề tài gì, hình thái ra làm sao sẽ mất khá nhiều thời gian, nhiều cuộc hội thảo, tranh luận, phản biện mới tìm ra đáp số. Màu thời gian đã phôi pha, những mảnh sành, mảnh sứ thay thế vào chỗ bị khuyết liệu có giữ được bản hòa ca của sắc màu nguyên thủy?

Theo Báo giấy
MỚI - NÓNG
Nguyên Phó Chủ tịch tỉnh Gia Lai Phùng Ngọc Mỹ bị kỷ luật cảnh cáo
Nguyên Phó Chủ tịch tỉnh Gia Lai Phùng Ngọc Mỹ bị kỷ luật cảnh cáo
TPO - Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Gia Lai biểu quyết, thi hành kỷ luật bằng hình thức cảnh cáo đối với ông Phùng Ngọc Mỹ (nguyên Tỉnh ủy viên, nguyên Ủy viên Ban cán sự đảng, nguyên Phó Chủ tịch UBND tỉnh) và ông Mai Xuân Hải (nguyên Tỉnh ủy viên, nguyên Giám đốc Sở Y tế, nguyên Giám đốc Bệnh viện Đa khoa tỉnh).