Ai chịu trách nhiệm về ùn tắc GT ở Hà Nội ?

Ai chịu trách nhiệm về ùn tắc GT ở Hà Nội ?
TPO - Hà Nội có lẽ là nơi việc cải tạo và nâng cấp các đường phố rất thường xuyên. Có nhiều con đường chưa năm nào được nằm yên bởi rất nhiều lý do. Việc sửa chữa, cải tạo chắc luôn được cơ quan giao thông đề xuất. Những khoản tiền chi không ít.

>> Hà Nội : Ùn tắc vì quy hoạch kém

Ai chịu trách nhiệm về ùn tắc GT ở Hà Nội ? ảnh 1

Nút giao thông ngã tư Kim Liên - Đại Cồ Việt gần như ngày nào cũng ùn tắc (ảnh chụp chiều ngày 16/3/2007). Ảnh: Hồng Vĩnh.

Tại sao Việt Nam thuộc những nước nghèo mà đường Hà Nội khi xây dựng giá "cao nhất thế giới", như một đại biểu Quốc hội đã phát biểu.

Tiền thu được từ các khoản giao thông không ít (Lệ phí đăng kí xe máy trung bình 1 triệu đồng/xe,thuế khoảng 1 triệu/xe, tiền tính thêm vào giá xăng các phương tiện phải chịu, tiền phạt từ nhiều quy định ban hành...), nếu tính các khoản thu được từ giao thông là một khoản không nhỏ. Các dự án tài trợ của nước ngoài không ít...

Vậy mà vấn đề ùn tắc vẫn là bài toán chưa có lời giải và ngày càng phức tạp. Tại sao khi mở rộng đường không thiết kế đáp ứng đủ cho khoảng 8 làn đường ô tô và phần mặt phố nhà nước thu hồi, thiết kế, xây dựng để bảo đảm mỹ thuật, kỹ thuật và bán đấu giá lấy tiền xây dựng và đền bù.

Bởi vì, sau mỗi lần mở rộng lại phải đền bù cho người dân mặt phố giá tiền lớn hơn rất nhiều ở phía trong. Trong khi đó giá trị tạo ra do mở đường thì nhà nứơc không được lợi (đây là một bất hợp lý), mà kiến trúc mặt phố cũng rất nhom nhem, do người dân tự thiết kế không theo một kiến trúc tổng thể.

Một lãng phí khác là sau một thời gian mở rộng đường không đáp ứng được nhu cầu và phải mở rộng, tiền bồi thường cho diện tích mặt đường lại cao hơn rất nhiều so với bên trong.

Cứ như vậy vòng luẩn quẩn gây lãng phí luôn diễn ra, người có lợi ở đây chỉ là mấy 'ông quan' chịu trách nhiệm về giao thông nhờ xây dựng và đền bù ? Nếu người dân tham gia giao thông có trách nhiệm, để giảm ách tắc giao thông, đi bằng phương tiện công cộng thì cũng phải chịu nhiều khốn khổ.

Kể mãi ra thì càng bức xúc. Có lẽ tốt nhất là các 'ông quan' đã từng có trách nhiệm với giao thông Hà Nội từ trước đến thời điểm này nên chuyển công tác khác.

MỚI - NÓNG